1. nhilee

    nhileeThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    28 Tháng sáu 2016
    Bài viết:
    68

    Toàn Quốc Khớp cắn ngược là gì và cách điều trị thế nào

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi nhilee, 22 Tháng tư 2017.

    Khớp cắn ngược hay còn gọi là hàm móm không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt trầm trọng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng và hoạt động của hàm nhai, khớp thái dương và cảm giác ăn uống.
    Khớp cắn ngược là gì?
    Khớp cắn ngược là một dạng sai khớp cắn với biểu hiện là hàm răng dưới đưa ra phía trước khi ngậm miệng lại thì răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên. Khớp cắn ngược thường có 2 dạng: khớp cắn ngược do răng và khớp cắn ngược do xương.

    Khop can nguoc la gi va cach dieu tri the nao

    Điều trị khớp cắn ngược do răng
    Khớp cắn ngược do răng vấn đề nằm ở những răng cửa. Với trường hợp này việc điều trị tương đối đơn giản. Nhưng nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì răng và xương hàm sẽ bị ảnh hưởng. Điều trị khớp cắn ngược do răng bác sĩ thường chọn phương pháp niềng răng với 2 loại khí cụ niềng răng tháo lắp và niềng răng cố định.

    Chữa khớp cắn ngược do xương
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khớp cắn ngược do xương như do xương hàm trên kém phát triển hoặc do xương hàm dưới phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.

    Khop can nguoc la gi va cach dieu tri the nao

    Với khớp cắn ngược do xương hàm trên kém phát triển mức độ nhẹ thì có thể sẽ phải đeo khí cụ ngoài mặt Face mask để kích thích sự phát triển của xương hàm trên. Nhưng khí cụ này chỉ đạt hiệu quả tốt nhất đối với trẻ em trước giai đoạn dậy thì từ 12 – 13 tuổi. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm là một trong những điều kiện quyết định sự thành công của ca điều trị.

    Nếu khớp cắn ngược do xương ở mức độ nặng, do xương hàm phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng thì hướng điều trị chủ yếu là phải phẫu thuật hàm. Điều trị phẫu thuật thường áp dụng chi những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên để đảm bảo các dấu hiệu về tăng trưởng xương hàm đã ngừng lại và những sai lệch của khuôn mặt không còn tiếp tục.
    Nguồn: http://tuvanranghammat.net/khop-can-nguoc-va-giai-phap-dieu-tri-2-truong-hop-can-nguoc.html
     

Chia sẻ trang này