Hiện nay tại Việt Nam, xe tay ga chiếm số lượng khá lớn đang lưu thông tập trung ở 2 thành phố lớn TPHCM và Hà Nội, bên cạnh các nguyên tắc bảo dưỡng xe như trong hướng dẫn sử dụng của hãng thì người sử dụng xe tay ga không nên bỏ qua sự ảnh hưởng của điều kiện đường xá và thời tiết đến chiếc xe của mình. Có một điều đáng lưu ý nhưng thường bị bỏ qua đó là điều kiện môi trường tại Việt Nam làm giảm tuổi thọ của phụ tùng xe máy nói chung và dây curoa nói riêng. Bài viết hôm nay của trung tam dao tao lai xe Thăng Long sẽ cùng bạn tìm hiểu về dây Curoa của xe tay ga và nhận biết khi nào bộ phận này cần được thay thế nhé.Hướng dẫn chọn dây Curoa xe ga tránh hàng giảKhông ít người đi xe tay ga đã bỏ qua hoặc lờ đi với những thay đổi bất thường của xe đang sử dụng hay khi điều khiển xe tay ga, không phải ai cũng có đủ những kiến thức cần thiết trong việc nhận biết tình trạng của xe. Các dấu hiệu biểu hiện của tình trạng hư hỏng dây curoa mất chức năng truyền lực tốt từ pulley trước ra pulley sau dẫn đến công hao phí lớn., khi xe tay ga gặp các vấn đề như: – Khi khởi động, lên ga âm thanh xe không êm, xe vận hành ì ạch khi bắt đầu chuyển động, cảm giác nặng, thiếu linh hoạt. – Trong lốc nồi phát ra âm thanh cọ rít, cảm giác như các bộ phận bị khô nhớt. – Khi di chuyển xe có hiện tượng giật và khi thả ga thì xe có cảm giác như muốn tắt máy.Hai Pulley trước sau chuyển động nhờ gắn kết với nhau bằng dây curoa Nhiều người đi xe tay ga thường thắc mắc khi nào nên thay dây curoa : 10.000 km, 15.000 km, 20.000 km hay 30.000 km; 1 năm, 2 năm hay 3 năm? Dây curoa và pulley côn trước, sau đóng vai trò như bộ truyền động nhông xích ở xe số, là bộ phận truyền chuyển động từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi. Tuy vậy dây curoa làm bằng cao su và các sợi tổng hợp nên có tính chất rất khác với xích làm bằng thép. Môi trường làm việc của dây curoa là ở trong lốc côn khác với sên ở trong hộp chắn sên hay sên trần. Có thể nói kẻ thù lớn nhất của nhông xích là đất cát còn kẻ thù lớn nhất của dây curoa là Nhiệt Độ. Tuổi thọ dây curoa không chỉ phụ thuộc vào số km, thời gian xe chạy, người chạy mà còn tùy thuộc vào nhiệt độ của bộ phận truyền động. Vì làm bằng cao su nên càng nóng dây curoa càng mau hư. Xe tay ga chạy liên tục Hà Nội – Hải Phòng nhiều khi chỉ cần 5,000 km đã phải thay dây curoa. Có những xe của các bạn nữ chỉ dùng để đi làm gần nhà, quãng đường đi ngắn, xe chưa kịp nóng đã dừng thì chạy 4 – 5 năm vẫn chưa hư dây curoa. Các nhà sản xuất xe máy Honda, Yamaha, Piagio, Suzuki, SYM… đều khuyến cáo nên thay dây curoa khi xe chạy được khoảng 15.000 km. Đây là con số trung bình, tùy trường hợp xe chạy liên tục nhiều hay ít, kẹt xe nhiều hay ít, thói quen thốc ga hay không mà tuổi thọ dây curoa có thể dao động từ 5.000 km – 25.000 km Trung tâm thi bằng lái xe máy tại Nà Nội sẽ hướng dẫn bạn cách xem trực tiếp kiểm tra dây curoa để quyết định xem có nên thay hay không? Các đặc điểm cần chú ý bao gồm:Xem phần bụng dây:Các răng cao su ở phần bụng của dây curoa chuyển động liên tục để truyền chuyển động theo vòng tua máy và hoạt động trong môi trường rất nóng, ma sát với hai mặt tiếp xúc của pulley trong một thời gian dài gây ra tình trạng nứt ở các chân của răng cao su. Nếu nứt nhỏ thì chưa cần thay dây curoa, nếu nứt lớn kèm theo dây bị rão nhiều thì nên thay thế.Các vết nứt ở 2 bên hông của dây:Hai bên hông dây là những bộ phận hoạt động nhiều nhất của dây curoa. Khi thấy rạn nứt ở hai bên hông như hình thì dứt khoát phải thay dây. Dây này không thay ngay sẽ phá hư pulley trước và sau. Quý khách sẽ “tổn thất nặng nề” khi phải thay pulley.Vết nứt ở mặt trên của dây:Mặt trên của dây có những vế nứt như hình thì phải thay dây. Dây không còn khả năng chịu lực nữa, có thể đứt bất cứ lúc nào. Theo khuyến cáo của các hãng xe, trung tâm Thăng Long khuyên các bạn nên thay dây Curoa trong khoảng 15.000 km để đảm bảo sự vận hành ổn định của xe cũng như an toàn cho chính bản thân bạn. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra dây theo các hướng dẫn bên trên để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.