1. quocviet13

    quocviet13Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    20 Tháng hai 2017
    Bài viết:
    31

    Toàn Quốc Khảm tam khí là gì?

    Thảo luận trong 'Nội, Ngoại thất' bắt đầu bởi quocviet13, 28 Tháng mười một 2017.

    Cụm từ Khảm tam khí vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Bởi đồ khảm tam khí chủ yếu là đồ thờ cúng, Đỉnh Đồng, Lư Đồng, tranh kim loại, hoặc đồ lưu niệm có giá trị kinh tế cao. Tam khí tức được làm bằng ba thứ kim loại: Vàng, bạc và đồng. Thủa xưa, chỉ có vua chúa, quan lại và những nhà gia thế mới có thể sở hữu những món đồ tam khí. Đó là những chiếc lư hương, đỉnh trầm, chân đèn,câu đối, tranh... Bằng đồng khảm vàng, bạc. Khảm tam khí quý không chỉ bởi giá trị của bạc, vàng, mà còn bởi sự công phu, tài hoa của người thợ khi chế tác.

    Tìm hiểu thêm : hàng rào đồng đúc
    Khảm tam khí là nghệ thuật phối, kết hợp các kim loại quý như vàng, bạc trên chất liệu đồng. Mỗi sản phẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu theo quy trình vẽ mẫu trên sản phẩm đồng đúc, đục sâu các mẫu đó, tiếp theo là ghép vàng, bạc, kim loại quý khác vào mẫu. Công đoạn này người thợ tài hoa cần nện búa cho chắc, rồi đem mài, giũa, đánh bóng cho lên màu sao cho sản phẩm thật sinh động, có chiều sâu về đường nét, mảng khối để trở thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện.

    Kham tam khi la gi
    Khảm tam khí mất nhiều thời gian, tiền của, tâm lực, có khi hàng tháng, thậm chí cả năm trời mới xong một tác phẩm. Đồ tam khí chế tác ra được khách hàng trong, ngoài nước ưa chuộng bởi vẻ đẹp thuần nhã, sang trọng, với những đường chạm trổ trau chuốt, nét gò điêu luyện tinh xảo. Mỗi tác phẩm không chỉ thể hiện tài nghệ của người thợ mà còn lắng đọng tinh hoa bản sắc văn hóa Việt trong đó.
    Với một sản phẩm đúc đồng, gò đồng thông thường, sau khi được đúc, gò, sẽ qua khâu hoàn thiện, đánh bóng, làm mầu là có thể sử dụng. Nhưng với đồ khảm tam khí, sau khi hoàn thành những công đoạn ấy, một công đoạn mới được bắt đầu. Những đồ đồng trở thành "nền" cho bức "vẽ".
    Những người thợ dùng bút vẽ họa tiết hoa văn lên những sản phẩm lư hương, chân đèn, tượng Phật... Họ dùng những cây đục sắc, đục sâu vào thân những đồ đồng, theo hình vẽ sẵn. Công đoạn này đòi hỏi bàn tay cực kỳ khéo léo, người thợ phải khoét hẳn vào thân sản phẩm, lấy những "phoi" đồng ra. Một nhát đục "phạm" sẽ để lại dấu vết, thậm chí, làm hỏng cả sản phẩm. Những sản phẩm càng nhỏ, càng đòi hỏi sự tinh vi. Vàng, bạc được dát thành sợi, thành miếng nhỏ sao cho phù hợp. Những chỗ đồng vừa được khoét ra sẽ tạo chỗ trống để cẩn vàng, bạc lên đồng.
    Đọc thêm : hoàng gia hà nội
    Cùng với những nhát búa, vàng, bạc sẽ "ăn" vào nền đồ đồng. Sau khi mài, dũa, đánh bóng, những "bức tranh" hiện lên. Vàng bạc ánh mầu đặc trưng trên nền đồng (thường là mầu mắt cua) trông hết sức sang trọng. Đó là lý do những món đồ khảm tam khí luôn được coi như đồ gia bảo. Những sản phẩm cầu kỳ, phải mất hàng tháng mới có thể hoàn thành. Cái tài của người thợ thể hiện ở đường nét khớp nối giữa chất liệu đồng với vàng, bạc. Tuy được ghép từ những kim loại khác nhau, phải giấu được vết nối này mới là thợ khéo. Đôi khi người ta khảm đồng đỏ thay vì vàng, phối với bạc, tạo ra những sản phẩm giá thành thấp hơn, để nhiều người có thể tiếp cận với tinh hoa của nghề khảm tam khí.
     

Chia sẻ trang này