Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên làm báo cáo thuê sẽ chia sẻ đến bạn đọc khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn doanh nghiệp. 1. Khái niệm vốn doanh nghiệp ‘Để tiến hành hoạt động SXKD thì các DN cần phải có các yếu tố đầu vào bao gồm sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong nền kinh tế thị trường, các DN phải ứng ra lượng vốn ban đầu để mua sắm nguyên vật liệu, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị, trả tiền lương cho lao động… Số tiền ứng ra để có được các yếu tố đầu vào được gọi là vốn ban đầu của DN. Dưới sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động, DN sẽ tạo ra hàng hoá, dịch vụ để cung ứng cho thị trường. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi. Nhờ đó, số vốn ban đầu được bảo toàn và mở rộng với quy mô lớn hơn. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động của DN được gọi là vốn. Từ đó có thể hiểu: Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Đặc điểm cơ bản của vốn doanh nghiệp: – Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, bản quyền, thương hiệu… – Vốn luôn gắn với một chủ sử hữu nhất định: Chủ sở hữu có toàn quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt số vốn của mình. – Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới phát huy tác dụng, nghĩa là với một lượng vốn đủ lớn mới có thể sử dụng đầu tư kinh doanh để sinh lời. – Vốn luôn vận động vì mục tiêu sinh lời: Trong quá trình hoạt động của DN, vốn luôn vận động thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái tiền tệ ban đầu chuyển hoá thành các dạng như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, hàng tồn kho, các khoản phải thu… và kết thúc lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu. DN muốn tồn tại và phát triển thì lượng tiền thu được phải lớn hơn lượng tiền bỏ ra ban đầu, nghĩa là vốn đã sinh lời. – Vốn có giá trị về mặt thời gian: Do tác động của khả năng sinh lời và rủi ro nên vốn của doanh nghiệp luôn có giá trị theo thời gian. Một đồng vốn hiện tại sẽ có giá trị kinh tế khác với một đồng vốn trong tương lai. – Vốn là một hàng hoá đặc biệt: Khác với hàng hoá thông thường, người mua hàng hoá vốn chỉ có quyền sử dụng không có quyền sở hữu, quyền sở hữu vốn vẫn thuộc về người bán. Người mua sử dụng vốn trong thời gian nhất định và phải trả cho người bán một khoản tiền gọi là tiền lãi. Tiền lãi hay lãi suất là giá phải trả để có quyền sử dụng vốn. Việc mua bán vốn trên thị trường tài chính cũng tuân theo các quy luật cung – cầu.Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm đồ án thuê , hỗ trợ spss , chuyên viết thuê assignment , viết tiểu luận thuê2. Phân loại vốn doanh nghiệp * Theo đặc điểm luân chuyển của vốn: Vốn được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định: là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Hay VCĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trong DN. Trong quá trình luân chuyển VCĐ có các đặc điểm như: VCĐ chu chuyển từng phần dần dần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh; VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng luân chuyển; VCĐ hoàn thành một vòng luân chuyển khi tái đầu tư được TSCĐ, tức là DN thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ. Vốn lưu động: là số tiền ứng trước để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình chu chuyển VLĐ có các đặc điểm như: VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua từng giai đoạn của quá trình SXKD; VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Theo kết quả của hoạt động đầu tư: Vốn được phân thành 3 loại chính: – Vốn đầu tư vào tài sản lưu động: là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động SXKD của DN, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại TSLĐ khác của doanh nghiệp. Vốn đầu tư vào tài sản cố định: là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định hữu hình và vô hình, bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, các khoản chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu độc quyền, giá trị lợi thế về vị trí địa điểm kinh doanh của DN… Vốn đầu tư vào tài sản tài chính: là số vốn DN đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu DN, trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá trị khác.