Về cơ bản thì chỉ có SV xếp học lực loại khá trở lên mới được viết luận văn (hình như là bộ môn sẽ lấy chỉ tiêu từ trên cao xuống dần), những người ko đủ chuẩn sẽ phải chuyển sang viết chuyên đề. Dù luận văn hay chuyên đề thì bố cục cũng tương đối giống nhau, chỉ khác ở độ chuyên sâu của nội dung mà thôi.Viết luận văn thạc sĩ thuêBản Luận văn dựa trên chính Báo cáo thực tập đã làm. Tức là sau khi thực tập, tìm hiểu, bạn sẽ xây dựng 1 nội dung, chủ đề về chính cty đó. Ví dụ: Tôi thực tập ở cty Miwon, lại học chuyên ngành Thương mại quốc tế, môn chính là marketing quốc tế, vì vậy nội dung luận văn là “Giải pháp xâm nhập thị trường và marketing quốc tế của cty Miwon ở thị trường quốc tế”…Bố cục Luận văn gồm 3 phần chính:- Phần 1:Cơ sở lý luận về (nội dung đề tài). Cái này là chép từ trong sách ra và copy từ trên mạng xuống. Nó khô khan, nhưng dễ viết. Nhiều người văn ko tốt lắm, ít ý tưởng cho nội dung chính… thì thường kéo dài phần này tới 1/2 tổng số trang giấy của luận văn. Cái đó chỉ là đối phó thôi, còn tốt nhất là 3 phần phải tương đối bằng nhau.- Phần 2:Thực trạng về (nội dung đề tài) của doanh nghiệp. Phần này lại chia ra nhiều mục nhỏ hơn. Và chính là bản Báo cáo thực tập được bổ sung, chính lý với nhiều thông tin hơn. Ví dụ: I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (1, 2, …) – II. Thực trạng hoạt động (1, 2, …) – III. Đánh giá chung về…- Phần 3:Đề xuất giải pháp cho (nội dung đề tài) của doanh nghiệp: Đây là phần chốt và cũng là nơi để bạn phóng bút với vô vàn những ý tưởng, kế hoạch của mình đây. Có người thì chỉ viết văn dài lê thê, kiểu dự án trên giấy. Có người thì chi tiết hơn với số liệu, biểu đồ minh họa. Quan trọng nhất là các tư liệu đó phải logic, đừng có cái sau mâu thuẫn với cái trước. Mẹo nhỏ là khi phải phóng to hay thu nhỏ các con số thực tế, nên nhân hoặc chia với những số lẻ (6, 7) rồi sau đó làm tròn kết quả. Như thế những người phản biện họ sẽ ko đủ thời gian và kiên nhẫn để kiểm chứng từng con số trong luận văn của bạn. Có 1 gợi ý là, để tránh bị hỏi, phản biện nhiều, bạn nên lựa chọn những chủ đề… lạ hoắc. Kiểu như: phương án phát triển vũ khí hạt nhân, cải tiến xe tăng bọc thép hoặc thâm nhập thị trường châu Phi. Yên chí là thầy cô của chúng ta cũng ko “quảng đại kiến thức” đến mức độ biết hết những cái đó đâu.Quá trình thực tập và làm luận văn có thể kéo dài tới vài tháng, nhiều lúc cảm thấy như bế tắc, buông xuôi tất cả… Đó là khi bạn cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh: bạn bè, gia đình, giáo viên hướng dẫn. Tài liệu, nội dung làm việc nên sao lưu ra vài bản: trong máy, email, sổ sách, usb… đề phòng trường hợp rủi ro bị hỏng, mất. Nguồn tham khảo ngoại trừ thư viện, internet, bạn có thể tham khảo các hàng photocopy và “chợ luận văn” ở trường KTQD. Có khi may mắn tìm được cả cuốn luận văn của anh chị khóa trước với nội dung gần tương tự của mình. Các giáo viên hướng dẫn, nếu ko ghét học trò quá thì đều cho mượn 1 vài cuốn sách, tài liệu tham khảo. Nói chung là cứ sưu tập và sưu tập, đọc và đọc, viết và viết… cứ thế thôi.Hoàn thiện Luận văn rồi đến phần chỉnh lý và đem in. Mang ra những khu vực photo chuyên nghiệp ở trường Giao Thông, KTQD… họ làm pro lắm. Thường là họ sẽ chỉnh lại các dấu chấm, phẩy, canh lề, font chữ, size chữ, khoảng cách dòng… đặc biệt là phần Mục lục (miễn phí). Sau đó là cho lựa chọn loại bìa để in (dập nổi, chìm, chữ vàng, nền xanh, đỏ…). Thường là sẽ phải in vài quyền: 1 cho giáo viên hướng dẫn, 2 cho bộ môn, 1 cho mình, 1… dự phòng.Tiếp nữa là xem lịch bảo vệ và lựa chọn hình thức bảo vệ bằng giấy in A0 hay slide bằng power point. Nếu làm slide sẽ có lợi thế về màu sắc, hiệu ứng nhưng chi phí hơi cao, nên rủ mấy bạn trong cùng ca, buổi đó góp tiền thuê máy chiếu. Nếu in giấy thì chỉ tối đa 3, 4 tờ là hết chỗ treo. Và cũng chỉ để in biểu đồ, sơ đồ là chính thôi.Trong khi bảo vệ, họ chỉ dành cho mình khoảng 10 – 15 phút để nói, nên tốt nhất là tập nói nhanh, vào các nội dung chính, đừng lan man. (Hồi đấy tôi cứ tự tin vào khả năng diễn thuyết của mình lắm, thế mà vù cái gần hết thời gian, đoạn cuối phải nói như máy mới đủ nội dung. Chậc chậc!). Trước hội đồng 3, 4 thầy cô và nhiều bạn bè, người xem khác, nói chung ai chả run. Nhưng… cứ cố lên, rồi sẽ ổn thôi mà.Thông thường mỗi GV phản biện sẽ hỏi 2, 3 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ ngắn, nên bạn bắt buộc phải nắm rất vững bài thuyết trình, luận văn của mình, dự đoán trước những câu hỏi và trả lời liên quan. Chỗ nào ko bit thì đánh trống lảng sang vấn đề khác. Nếu họ cứ xoáy lại thì… đành phải thừa nhận thẳng thắn “Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên e chưa thể làm sáng tỏ vấn đề này. Hi vọng là trong thời gian tới, e sẽ trả lời tốt câu hỏi này của thầy/cô. Cám ơn thầy/cô đã nhắc nhở”. Kinh nghiệm của tôi là với những câu kết bằng lời cám ơn thế này, người ta sẽ ko đôi co nữa, quên đi những sai lầm của mình và thậm chí “khán giả” còn vỗ tay khen ngợi nữa. Và 1 mẹo nữa là – chuẩn bị sẵn 1 vài “lỗ hổng” (kiểu vô tình đầy cố ý), chỉ chờ thầy cô hỏi vào đó tức là sập bẫy rồi. “Kiếm củi 3 năm, thiêu 1 giờ” – ấy, chuẩn bị thì lâu, chứ thuyết trình xong thì nhanh. Rồi còn lại chỉ có chờ kết quả. Nói chung điểm luận văn luôn cao hơn chuyên đề, trường kinh tế thì chấm điểm dễ hơn trường kỹ thuật, GV quý thì điểm tốt, ghét thì điểm xấu… blah blah… Và 1 vấn đề nhạy cảm nữa là – chuyện “đi” thầy, cô giáo. Với xã hội và học tập hiện nay, điều này là ko tránh khỏi. Nếu GV tốt thì chỉ cần hộp bánh, cân hoa quả là xong, còn GV xấu thì – tiền chẳng biết bao nhiêu mới đủ. Vì nó là thực tế khách quan nên bạn đừng cố chống đối nó. Đến lúc “ra đời”, làm việc sau này, sẽ còn gặp nhiều chuyện tệ hơn thế. Nên cứ nghĩ về nó bình thường thôi.