2. Công nghệ sản xuất bo cổ áo thun :Khái niệm bo dệt khác biệt với bo vải là bo dệt có biên. Nghĩa là có thể vào cổ áo thun 1 lớp đơn mà không cần gập lại. Đây là điểm khác biệt trong công nghệ sản xuất bo cổ và vải. Bo cổ dệt có 3 biên, biên trên và 2 biên cạnh. Có biên nghĩa là bo cổ không bị bung chỉ biên khi thao tác, giặt giũ trên bo.Để dệt được bo phải sử dụng máy dệt bo chuyên dụng. Thật ra phải gọi là đan bo chứ không phải dệt bo. Công nghệ tạo ra bo cổ là công nghệ đan (the kintting machine). Công nghệ đan tạo bo cổ dày hơn rất nhiều so với vải (dùng công nghệ dệt). Công nghệ đan chia làm 2 nhánh và 2 loại : nhánh đan phẳng, đan tròn và loại đan dọc, đan ngang.Bo cổ thông thường trên thị trường hiện tại đều sử dụng nhánh đan ngang và loại tròn hay phẳng . Đan ngang tròn là công nghệ giao thoa giữa đan và dệt để ra bo vải (vải tròn không biên). Còn đan ngang phẳng là công nghệ tạo ra bo cổ dệt ( có 3 biên).Máy để tạo ra bo cổ dệt được gọi là máy đan kim phẳng – the flat knitting machine. Máy đan phẳng được phân loại theo số lượng cây kim trên 1 inch (tính trên 1 mặt). Các đời đầu của máy đan trên 1 inch máy có 7, 8 cây kim. Do yêu cầu bo ngày phải càng nhẹ nên các máy tăng dần số cây kim trong 1 inch lên từ 10 - 12, đến 14 và hiện giờ các đời máy hiện đại nhất cho số kim là 16, 18 cây kim. Ký hiệu đời máy được xác định như flat knitting machine 14G là máy 14 kim/ 1 inch, flat knitting machine 16G là máy 16 kim/ 1 inch.Trong công nghệ dệt vải thông thường dùng một (1) sợi vải để dệt ra vải. Trong công nghệ đan bo, người ta dùng sợi vải chập lại để đan (không dùng 1 sợi). Số lượng sợi vải chập trong ngành đan bo cổ dao động từ 2 -6 sợi vải. Công nghệ cũ dùng số lượng sợi chập rất cao, có khi lên đến 6 sợi (máy 12G). Trong những cải tiến công nghệ mới, số sợi vải chập để dệt giảm dần và người ta thay thế số sợi vải giảm bằng các loại sợi mới – sợi spandex có tính đàn hồi cao hơn hẳn và nhẹ hơn gấp nhiều lần. Các đời máy 16G, 18G chỉ dệt đẹp ở chế độ chập 2, 3 sợi vải, nhưng có khả năng pha thêm đến 3 sợi spandex. Thông số kỹ thuật dệt (đan) của các đời máy được xác định theo bảng sau :Định vị chính về chất lượng bo được căn cứ theo mật độ bo. Bo càng có mật độ cao thì bo càng khít, chắc. Khi đưa bo cổ áo dưới nguồn ánh sáng, bo cổ có mật độ cao không để ánh sáng lọt qua, càng kín là mật độ càng cao. Bo mật độ cao phải sử dụng đời máy mới nhất (16G, 18G) vì thế giá thành thường rất cao.Định vị phụ về chất lượng bo là định lượng theo gram/ m2. Các máy đời cũ 7G – 14G để đạt mật độ cao (chất lượng cao) phải dệt bo dày (loại chập 5,6 sợi Poly) nên định lượng rất cao - 1.000g/ m2 (theo bảng). Do giá sợi cấu thành giá bán bo, để giảm giá nhà dệt thường giảm định lượng bo xuống thấp (dùng loại 3, 4 sợi). Nhưng giảm định lượng chỉ xảy ra khi giảm mật độ (do máy đời cũ) nên bo rất nhão, thường phải đi hồ bo cho cứng để sử dụng, bo cổ sẽ hỏng khi lớp hồ tan sau các lần giặt. Các máy đời mới bản thân đạt mật độ cao từ thiết kế (16, 18 kim/ 1 inch), nên chỉ sử dụng chập 2, 3 sợi khi đan tạo ra các bo có định lượng thấp, thậm chí chỉ 340g/ m2.Xem thêm đầy đủ trong phần trả lời tiếp theo hoặc truy cập bocoaothun.comChân thành cảm ơn quý khách đã đọc.Mã: http://www.bocoaothun.com
1. Khái niệm bề bo cổ áo thun : … vui lòng xem thêm tại http://www.bocoaothun.com2. Công nghệ sản xuất bo cổ áo thun : … vui lòng xem thêm tại phần trên của tin.3. Nhuộm sợi : Bo cổ áo thường được sản xuất theo thiết kế của áo thun. Đặt biệt, màu sắc bo cổ phải giống với màu sắc của áo thun. Do màu sắc khi thiết kế áo thun lấy từ nguồn khác nhau, hầu hết các màu đều không giống nhau, nên khi thực hiện bo cổ phải thực hiện việc nhuộm màu để bo cổ giống màu áo. Có 2 cách nhuộm màu cho bo cổ : Cách thứ nhất là dệt bo cổ bằng sợi mộc (gọi là dệt mộc) sau đó đem bo mộc đi nhuộm theo vải (gọi chung là nhuộm bo). Cách thứ hai nhuộm màu sợi mộc thành sợi màu, sau đó dệt sợi màu thành bo cổ (gọi chung là nhuộm sợi). Nhuộm bo là cách đơn giản, chi phí thực hiện thấp, số lượng bo cần cho một mẻ nhuộm cũng thấp (tối thiểu 3kg). Màu sắc so với vải mẫu ra ổn định. Độ lệch màu >90%. Nhưng có hạn chế : Nhiệt độ lò nhuộm khá cao ảnh hưởng ít nhiều đến độ co dãn của sợi spandex pha trong bo cổ. Phải nhuộm chung với vải cùng màu vì trọng lượng tối thiểu của 1 nồi nhuộm là 300kg. Bo cổ và vải phải cùng loại sợi khi bỏ vào nồi nhuộm. Độ căng của bo cổ và vải phải giống nhau (bất lợi cho bo cổ vì không đủ độ căng). Bo cổ áo chỉ có thể nhuộm 1 màu. Không thể nhuộm bất kỳ loại bo nào khác ngoài bo trơn. Nhuộm sợi là cách khó khăn hơn do dệt sợi đã nhuộm khó hơn và màu của sợi không bao giờ giống màu của bo khi đã đan hoàn tất (không thể lấy màu của sợi để so màu với mẫu vải, chỉ có thể so màu với mẫu vải khi đã đan ra bo hoàn chỉnh = so màu bo với màu vải). Nhưng nhuộm sợi có ưu điểm là không bị ảnh hưởng bởi vải, màu vải, độ căng của vải vì nó nhuộm trên cối nhuộm sợi chuyên dụng. Nhuộm màu sợi xong, đan được bất kỳ loại bo nào (trơn, sọc, ô vuông, nghệ thuật v.v..), nếu đan dư vẫn có thể lấy sợi đó đan phần sọc cho các bo khác. Chi phí kinh tế nhất là cho mẻ nhuộm sợi có trọng lượng 20kg. Mẻ 10kg là tối thiểu để chất lượng cho màu ra chính xác và ổn định. Thấp hơn 10kg, chi phí lên rất cao nên ít nhà nhuộm nhận nhuộm. Với mẻ nhuộm 10kg, bộ bo 50g – tối thiểu đơn hàng là 200 bộ. Bộ bo 32g tối thiểu đơn hàng là 300 bộ. Màu bo sau đan so với mẫu màu vải – nếu là màu sắc cấp độ 1 (cơ bản) có độ chính xác lên trên 90%, nếu là màu sắc cấp độ 3 (màu pha) chỉ đạt trên 80% trở lên. Lưu ý : Mẫu vải để làm mẫu nhuộm phải sạch sẽ, khô ráo, không dính bất kỳ màu nào và diện tích tối thiểu là 10cm X 10cm. Không nên sử dụng mẫu vải labdip để làm mẫu màu nhuộm bo. Mẫu màu test từ nhúm sợi hoặc màu labdip của vải lệch trên 5% màu sợi khi nhuộm ra với số lượng lớn. Màu từng cối nhuộm và từng lô nhuộm dù dùng chung một công thức cũng có độ lệch màu tối thiểu là 5%. … vui lòng xem thêm tại http://www.bocoaothun.com Chân thành cám ơn đã đọc tin này.Trân trọng giới thiệu một số mẫu bo cổ áo thun cao cấp tại DebovizMã:http:/www.bocoaothun.com