Theo cách truyền thống, muốn xử lý nước người ta dùng bể lọc, trong đó có chứa: cát, sỏi, than để lọc nước. Tuy vậy cách này không thể làm mất đi thành phần sắt trong nước, không khử được phèn, khi uống sẽ có mùi “tanh phèn” . Dựa theo nguyên lý lọc nước truyền thống, hệ thống xử lý nước tập trung, Trung tâm Nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Định (Trung tâm) sáng tạo ra bể xử lý nước phèn, quy mô hộ gia đình, lọc được phèn trong nước. Theo như miêu tả của bạn, nước nơi bạn đang sử dụng có thể chứa nhiều phèn, sắt mà người ta hay gọi là nước bị nhiễm phèn. Nếu dùng loại nước này cho việc ăn uống và sinh hoạt sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người. Song để có kết luận chính xác, bạn nên đem nước đến các cơ sở có uy tín để làm xét nghiệm thành phần của nước. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách đơn giản để xử lý nước nhiễm phèn, sắt: Đối với nước nhiễm phèn, ta xử lý ô nhiễm bằng vôi sống. Cứ 10g vôi sống cho vào 140l nước, sau đó để nước lắng xuống, gạn lấy nước trong. Cách đơn giản để làm sạch nước nhiễm sắt là đổ nước vào thùng, khoắng lên nhiều lần rồi để lắng, chắt lấy nước trong. Có thể dùng phèn chua để xử lý nước nhiễm phèn sắt. Phèn chua giã nhỏ (nửa thìa cho 25 lít nước) đổ vào thùng quấy nhiều lần để sắt và phèn kết tủa lắng dần xuống đáy. Ngoài ra, có thể xử lý bằng phương pháp sục khí, qua giàn mưa và bồn lắng, lọc để khử sắt. Cách làm giàn mưa bằng: khoan 150 – 200 lỗ có đường kính từ 1,5mm đến 2 mm tùy theo công suất nhà bạn đang sử dụng. Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi là lớp cát dày khoảng 2,5 – 3 gang tay. Phương pháp này có thể kết hợp xử lý được một số chất khác với hàm lượng thấp như: Hydrogen sulfite H2S, Amoniac, Asen.