1. mintmintonline

    mintmintonlineThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    18 Tháng hai 2021
    Bài viết:
    693

    Hà nội Hình ảnh cần biết về căn bệnh nấm móng tay

    Thảo luận trong 'Làm đẹp' bắt đầu bởi mintmintonline, 5 Tháng năm 2021.

    Giá bán:
    0
    Việc biết được hình ảnh nấm móng tay cũng sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra bệnh lý này ở giai đoạn ban đầu. Bởi đây là bệnh da liễu thường gặp và nhiều người thường nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Để chủ động thăm khám và chữa trị sớm, bạn nên biết hình ảnh chi tiết của nấm móng tay và một số thông tin liên quan sau.

    NẤM MÓNG TAY LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN NẤM MÓNG TAY
    Trước tiên, bạn cần phải biết nấm móng tay là gì? bệnh lý này xuất phát từ những nguyên nhân nào? Cụ thể:

    Nấm móng tay là gì?
    Nấm móng tay là một bệnh lý da liễu, thường xuất hiện do tình trạng nhiễm trùng ở móng tay do nấm/ vi khuẩn. Khi bị nấm móng tay, người bệnh thường sẽ phát hiện ra những dấu hiệu như: móng tay đổi màu, độ bóng không còn, hình dạng thay đổi,… Kèm theo đó, là hiện tượng ngứa liên tục, bong tróc, đau rát khi bệnh chuyển nặng.

    Loại bệnh này không thể tự khỏi nếu như không điều trị. Bởi các loại nấm/ vi khuẩn sẽ luôn có xu hướng lây lan sang các vùng lân cận. Vì thế, bạn cần phải phát hiện thật sớm, dùng các loại thuốc để chữa trị để ngăn các biến chứng có hại đến tay, mất thẩm mỹ, thiếu tự tin.

    Hinh anh can biet ve can benh nam mong tay
    Nguyên nhân gây nên nấm móng tay
    Đa phần, tình trạng nấm móng tay thường xuất hiện ở điều kiện môi trường nắng nóng mùa hè. Với nhiệt độ nóng gắt, sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu sau:

    ♦ Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng tay, móng chân.

    ♦ Khu vực móng tay của bạn vừa trải qua chấn thương, chảy máu, trầy xước, tụ mủ và nhiễm khuẩn.

    ♦ Dị ứng với các loại găng tay/ tất tay, hoặc dùng những vật dụng này trong thời gian dài.

    ♦ Thường xuyên hoạt động ở nơi có môi trường ô nhiễm, dùng tay tiếp xúc trực tiếp với các khu vực nhiễm bẩn.

    ♦ Yếu tố di truyền từ những người trong gia đình.

    ♦ Dùng chung đồ với người bị nhiễm nấm/ nhiễm khuẩn móng tay, móng chân,…

    HÌNH ẢNH NẤM MÓNG TAY CHI TIẾT NHẤT
    Nấm móng tay khiến bạn cảm thấy mất tự tin, ngứa rát và rất mất thẩm mỹ. Sẽ có một số triệu chứng và hình ảnh chi tiết để bạn có thể nhận biết như sau:

    Hinh anh can biet ve can benh nam mong tay
    ► Móng tay có sự thay đổi về máu sắc, vàng hoặc nâu bất thường, không trắng trong như ban đầu.

    ► Độ bóng của móng cũng mất đi, thay vào đó là sự sần sùi bởi các đường rãnh ngang dọc, rất mất thẩm mỹ.

    ► Móng tay sẽ có xu hướng phát triển dày hơn bình thường

    ► Móng tuy dày nhưng lại rất giòn, rất dễ gãy khi có tác động từ bên ngoài.

    ► Xuất hiện mủ, bột vụn, các chất bẩn gây mùi khó chịu khi bệnh ở tình trạng nặng.

    ► Móng có chiều hướng lẹm dần, vỡ vụn và ăn sâu vào trong da.

    ► Vùng da xung quanh móng tay sưng đỏ, phồng rộp và tụ mủ đau nhức, ngứa rát.

    Tình trạng nấm móng tay nếu không được chữa trị sớm sẽ rất dễ lây lan sang các vùng lân cận, gây tổn thương móng và khó phục hồi. Đâu chỉ có vậy, nấm móng tay khiến bạn mất tự tin, bởi phần móng sần sùi, có mùi hôi, tụ mủ rất mất thẩm mỹ.

    ĐIỀU TRỊ NẤM MÓNG TAY BẰNG CÁCH NÀO?
    Bên cạnh cái răng, cái tóc, gương mặt thì bàn tay cũng được xem là một trong những bộ phận cần được chăm chuốt nhất. Tuy nhiên, sẽ thật đáng buồn nếu như bạn bị nấm móng tay, gây sần sùi, đau rát, khó chịu,… Vì thế, các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên bạn, nên tìm cho mình cách điều trị phù hợp để khắc phục tình trạng này ngay ban đầu. Cụ thể:

    Hinh anh can biet ve can benh nam mong tay
    Thuốc bôi ngoài da
    Với các bệnh lý da liễu, người bệnh thường sẽ được chỉ định áp dụng các loại thuốc bôi ngoài da, nhằm hạn chế các triệu chứng ngứa rát và giúp móng nhanh hồi phục. Trong đó sẽ có một số loại thuốc phổ biến và đem lại hiệu quả cao như: Fito Clear, Itranstad 100mg, Nizoral Ketoconazol, Varisi,… Tuy nhiên, những loại thuốc này thường có các thành phần riêng, cần phải được chỉ định áp dụng cho người bệnh sau khi đã thăm khám kỹ lưỡng, nhằm phù hợp với cơ địa, mức độ, tránh các tương tác có hại.

    Thuốc uống
    Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi thì người bệnh sẽ được áp dụng các loại thuốc uống phù hợp với tình trạng nấm móng tay khác nhau. Phần lớn, các bác sĩ thường sẽ chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc như: Terbinafine, Itraconazole, Fluconazole,… Những loại thuốc này thường được kết hợp với thuốc bôi để điều trị bệnh cả trong và ngoài, cải thiện nhanh chóng và hiệu quả.

    Phẫu thuật
    Với các tình trạng nấm móng tay nặng, đã có dấu hiệu ăn sâu vào bên trong, tụ mủ, đau rát thì người bệnh cần phải thực hiện phẫu thuật cần thiết. Để đảm bảo vấn đề an toàn, vệ sinh, tránh viêm nhiễm,… bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được cắt bỏ phần móng, làm sạch vi khuẩn bằng các dụng cụ y tế đã được sát trùng, đảm bảo an toàn tối đa. Đương nhiên, để hiểu quả chữa trị tốt, bạn sẽ phải dùng kết hợp một số loại thuốc kháng sinh/ chống viêm, thuốc bôi ngoài da theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Xem thêm:

    #mintmintonline #dakhoahoancau
     

Chia sẻ trang này