Chăn nuôi lợn mán tưởng dễ nhưng thực chất bạn phải nắm rõ được rất nhiều kiến thức chăn nuôi cũng như tình yêu với loại động vật này thì mới có thể thành công được. Thực tế có rất nhiều người đã thử mô hình chăn nuôi lợn mán nhưng thất bại do không kiểm soát được tình trạng bệnh của lợn khi gặp phải sự thay đổi của các điều kiện khác nhau. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn chứng thần kinh và sưng phù đầu ở lợn mán để các bạn có thể tham khảo nếu có ý định chăn nuôi.Các triệu chứng cụ thể về chứng thần kinh trên lợn mán – Khi bị mắc chứng thần kinh lợn mán thường phát bệnh vào giai đoạn cuối của kỳ cai sữa.. Lợn mán mệt mỏi, 2 mắt sưng to, ban đầu có khó thở, trầm cảm, rối loạn thần kinh, xuất hiện hiện tượng co giật, sùi bọt mép, đi lại không vững. Một số con khác còn chết đột ngột mà không có triệu chứng rõ ràng. – Nếu lợn mán mắc bệnh nặng có thể xuất hiện triệu chứng nằm nghiêng người, chân giơ lên cao đạp xe đạp trong trạng thái không kiểm soát được. Tuy nhiên, đa phần lợn mán sẽ chết trước khi xuất hiện triệu chứng “đạp xe”. – Với chứng bệnh này lợn mán không có biểu hiện sốt cao, đa số đều chết sau khi mắc bệnh vì đến giờ vẫn chưa có loại thuốc nào chữa được dứt điểm bệnh này trên thị trường.Triệu chứng của bệnh sưng phù nề ở lợn mán – Bệnh sưng phù đầu ở lợn mán là một bệnh truyền nhiễm xảy ra phổ biến do vi khuẩn E. coli sống ký sinh ở đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường xảy ra trên lợn mán con sau cai sữa, khi chế độ dinh dưỡng không hợp lý, vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi. – Với trường hợp bị sưng phù nề ở đầu, mí mắt sẽ sưng phù trước tiên, trong ruột già và dạ dày có hiện tượng phình to tích nước. Khi bệnh trở nặng, hệ thống hạch bạch huyết ruột phát triển dày đặc, lợn mán bắt đầu tiêu chảy, đi phân lỏng, nhiều lần trong ngày, thậm chí có thể xuất huyết cả ruột, tỷ lệ tử vong 100%. – Bệnh này đa số triệu chứng xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối và lợn sau khi phát bệnh sẽ nhanh chóng tử vong. Các dấu hiệu bệnh này thường xuất hiện nhiều khi thay đổi thức ăn cho lợn mán mà lợn mán lại ăn quá nhiều. – Thời gian mắc bệnh, ủ bệnh càng lâu, bệnh càng nặng gây ảnh hưởng đến toàn đàn vì bệnh này dễ bị lây nhiễm diện rộng. Trước khi chăn nuôi lợn mán bà con cần được biệt tìm hiểu và lưu ý những dấu hiệu của bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này. Chúc bà con chăn nuôi thành công. >>> Xem thêm: Lựa chọn lợn mán giống chất lượng cho chăn nuôi