Nền kinh tế thế giới khó khăn, khủng hoảng và đầu tư và tiêu dùng giảm do chịu ảnh hưởng của nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ, tài chính chặt chẽ để hạn chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thê thích nghi được với môi trường kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, kinh doanh hiệu quả, nhưng không hiếm doanh nghiệp không theo kịp hoặc không có khả năng thích ứng với nền thị trường thay đổi mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả dẫn tới hậu quả phải giải thể công ty. Đây là trường hợp doanh nghiệp không mong muốn, nhưng sự kiện giải thể xảy ra, phải coi đây là hiện tượng bình thường, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp tư nhân), toàn bộ thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh), người đại diện theo pháp luật (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi hoặc thua lỗ, không tìm con đường làm ăn mới hoặc nó đã hoàn thành việc thực hiện các nhiệm vụ doanh nghiệp đặt ra khi thành lập. Giải thể doanh nghiệp có yếu tố tự quyết của chủ doanh nghiệp, chỉ đơn thuần là giải quyết hoàn toàn tình trạng vay và cho vay của doanh nghiệp, thanh lý tài sản doanh nghiệp, chia tài sản cho các cổ đông, trả giấy phép. Giải thể bao giờ cũng dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt hoạt động, tồn tại của doanh nghiệp, xóa tên doanh nghiệp đó trên thị trường kinh tế . Việc gây ra nhiều hậu quả khó có thể khắc phục trong một thời gian ngắn được như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, làm suy giảm phát triển kinh tế của một vùng thậm chí ở một quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay quy địnhthủ tục giải thể doanh nghiệp chưa có sự thống nhất về cách hiểu. Mặt khác, Tòa án không xem xét và quyết định việc giải thể mà chỉ xem xét và giải quyết các vụ việc đối với trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp theo pháp luật về phá sản nên gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.