1. levubaoanh

    levubaoanhThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    5 Tháng mười hai 2014
    Bài viết:
    894

    Gia sư nên làm gì nếu học sinh không chịu nghe lời

    Thảo luận trong 'Việc làm' bắt đầu bởi levubaoanh, 15 Tháng bảy 2015.

    Gia sư nên làm gì nếu học sinh không chịu nghe lời

    Nhận làm gia sư là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên có kinh nghiệm và kiến thức chắc bởi đây là công việc mang lại thu nhập ổn định, nhẹ nhàng và có cơ hội mở rộng mối quan hệ. Tuy nhiên, đi dạy không chỉđơn giản như vậy mà nhiều khi, các bạn sẽ gặp phải những khó khăn từ nhiều phía: gia đình phụ huynh, trung tâm, đi lại…và đặc biệt là học sinh.

    Có lẽ, vấn đề nghiêm trọng nhất của người đứng lớp đó là học sinh không chịu nghe lời, bướng bỉnh và lười biếng.
    Gia su nen lam gi neu hoc sinh khong chiu nghe loi
    Khi đó, gia sư cần có những biện pháp và cách giải quyết thông minh, tránh tình trạng để học sinh phảnứng thái quá và khiến phụ huynh lo lắng, mất niềm tin. Dướiđây là một số trường hợp điển hình các bạn gia sư đã chia sẻ lại và được chúng tôi ghi nhân như sau:

    Câu chuyện thứ nhất: Khi học sinh không chịu hợp tác, quyết tâm không làm bài tập mà chỉ ngồi chơi, vẽ bậy lên bàn học và giấy trắng. Thì gia sư đã quát mắng lớn tiếng, doạ nạt và yêu cầu phạt chép thêm bài và làm bài bù tới đêm khuya. Kết quả là học sinh không những không chịu nghe lời mà chạy đi tìm phụ huynh, khóc thét và nhất định không học gia sư thêm nữa. Trước phản ứng mạnh mẽ của con, phụ huynh đã đồng ý cho ngừng lớp học.

    Câu chuyện thứ hai: Học sinh vẫn hoàn thành bài tập do gia sư toán giao nhưng làm với thái độ đùa cợt, viết chữ hoặc số nhỏ li ti. Khi gia sư dạy toán yêu cầu viết rõ ràng hơn, các em bắt đâu viết những chữ khổng lồ chiếm hết cả một trang giấy. Rất nhiều lần như vậy khiến gia sư môn toán chán nản, mất bình tĩnh và quát tháo học sinh. Nhưng vậy cũng chẳng có tác dụng gì, thái độ học tập của các em không hề thay đổi, ngày càng quậy phá và bướng bỉnh hơn. Cuối cùng, gia sư toán là người quyết định xin nghỉ vì không quản nổi học trò nghịch ngợm như vậy.

    Câu chuyện thứ ba: Đã có trường hợp gia sư dạy tiểu học gặp phải học sinh luôn cốý trốn tránh để không phải ngồi vào bàn học. Mỗi buổi các em đưa ra nhiều lý do như: đau bụng phải đi vệ sinh nhiều lần; khát nước; quên tập vở ở trường, không nhớ thầy cô giao bài gì; mất thời khoá biểu…Trước những tình huống như vậy, gia sư tiểu học thường thấy bối rối và không biết giải quyết ra sao vì đó là nhu cầu cần giải quyết của học sinh. Không thể bắt chúng ngồi nán lại tới hết buổi học được.

    Đứng trước những tình huống trên, gia sư cần binh tĩnh và kết hợp những biện pháp sau
    • Ngay buổi học đầu tiên, gia sư tại nhà cần đưa ra những yêu cầu về thời gian học, thái độ học, việc hoàn thành bài tập về nhà…nếu không sẽ thống nhất ra biện pháp xử phạt nếu các em vi phạm.
    • Khi học sinh mắc lỗi, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở, giảng dải và nói cho học sinh hiểu các em đang làm gì, sự vất vả của bố mẹ nuôi dưỡng các em cũng như tầm quan trong của việc học. Thay vì la mắng, doạ nạt, các em đang ở độ tuổi con nhỏ, luôn đề cao cái ‘tôi’ và lòng tự trọng, nếu có ai lớn tiếng và chỉ ra lỗi sai một cách trực tiếp, chúng sẽ phản ứng lại và ngày càng không hợp tác.
    • Nếu phân tích và động viên nhiều lần, các em vẫn tiếp tục vi phạm, bướng bỉnh và có thái độ sai lệch, hãy sắp xếp buổi nói chuyện trực tiếp với phụ huynh để tìm ra nguyên nhân và có những thay đổi phù hợp (trao đổi với cha mẹ các em chứ không phải phàn nàn vào mỗi buổi học như nhiều gia sư đã làm). Cả gia đình và gia sư dạy kèm cần phối hợp hài hoà để giúp học sinh nhận ra cái sai của mình và trở nên yêu thích việc học hơn.
    tag: gia sư tiếng anh tại nhà, gia sư tiếng anh tại hà nội
    Trung tâm gia sư Bảo Anh
    Nguồn dẫn:http://mamnonanhhong.edu.vn/n612/gia-su-nen-lam-gi-neu-hoc-sinh-khong-chiu-nghe-loi.aspx
     

Chia sẻ trang này