Thông thường, trong mỗi gia đình theo Phật giáo đều có bàn thờ Phật, tranh Phật hay bài trí tượng Phật để cầu xin bảo hộ bình an, phát tài. Tượng Phật, đặc biệt là tượng phật bổn sư thích ca, tượng phật phật bà quan âm, tượng phật di lặc bằng đá,... rất linh thiêng, do đó chúng ta nên chú ý để tránh mang lại những điều không hay đến cho gia đình. Vậy chúng ta nên làm gì ? - Đặt tượng nhìn hướng ra cửa chính - Tượng cũ bị mờ mắt hoặc tay nên tô vẽ, lau chùi lại. - Nên đặt tượng trên một chiếc đĩa lót giấy đỏ - Tượng nếu đặt trên xe phải quay mặt hướng về phía trước. - Khi thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung một bàn - Nếu một bức điêu khắc tượng phật không may bị vỡ: phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba, năm, bảy, chín đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ mà không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện. - Trước khi cầm kinh hay tụng phải rửa tay. Cầm kinh sách đem đi đâu, nên ôm trên ngực - Khi tụng kinh, phải chắp hai tay ngang ngực, mười ngón tay từng cặp bằng nhau, không so le, hai lòng bàn tay khít lại, đừng để trống giữa. Chân đứng ngang bằng, hình chữ "bát", mắt ngó xuống, chăm chỉ tụng cho các câu rành mạch, không nên ỷ giọng hay, tụng to tiếng động chúng. Phải tụng cho ăn nhịp, theo tiếng mõ và tiếng tụng - Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt chỉ cần tắm gội sạch sẽ là có thể thắp nhang lễ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật, Tu Tâm là chính, không phải kiêng điều này.