Quy định về ghi hạn sử dụng thực phẩm và cách đọc hiểu về hạn sử dụng Khi mua thực phẩm bất kỳ ngoài việc quan tâm về lựa chọn loại sản phẩm đúng với nhu cầu sử dụng thì người mua còn quan tâm đến hạn sử dụng của sản phẩm. Điều này rất quan trọng, vì không phải lúc nào Máy in phun date sản phẩm tại các cửa hàng cũng được kiểm tra, thay thế thường xuyên, nên nếu khi mua bạn không kiểm tra kỹ thì có thể mua phải hàng hết hạn và không sử dụng được. Một trong những thông tin quan trọng khi công bố thực phẩm chức năng hay thực phẩm thường nhập khẩu là cần nêu ra hạn sử dụng của sản phẩm, hạn sử dụng của sản phẩm không phải do nhà sản xuất thích để bao lâu cũng được, mà phải theo quy định chung, cũng như tính chất của loại hàng hóa đó. Ví dụ như đồ uống tối đa là bao nhiêu? bánh tươi thì tối đa là bao nhiêu ngày?…. Việc quy định này nhằm đảm bảo về chất lượng của sản phẩm, đảm bảo không độc hại cho sức khỏe người sử dụng và nó được in bởi máy in date hoặc Máy in phun date cầm tay Quy định về ghi hạn sử dụng thực phẩm Xin giới thiệu với người đọc quy định về ghi hạn sử dụng thực phẩm và cách đọc hiểu về hạn sử dụng. Quy định của pháp luật về ghi hạn sử dụng thực phẩm Quy đinh về ghi hạn sử dụng sản phẩm được ban hành trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật: Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có quy định về ngày sản xuất và hạn sử dụng tại Điều 14. Đây là quy định về ghi hạn sử dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa. Quy định về ghi nhãn hàng hóa trực tiếp đối với thực phẩm được quy định tại Thông tư liên tich số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn. Một số chú ý trong quy định về ghi hạn sử dụng: Thứ nhất, việc in thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng phải trung thực, đảm bảo các thông tin chính xác. Thời hạn sử dụng phải được in trên bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Thứ hai, ngày sản xuất có thể ghi là “Ngày sản xuất” hoặc “NSX”. 8 Các cách ghi như sau: chỉ ngày gồm 2 chữ số, chỉ tháng gồm 2 chữ số, chỉ năm gồm 2 chữ số hoặc 4 chữ số; giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu (.) ví dụ: 02.02.2017, gạch ngang (-) ví dụ 02-02-2017, gạch (/) 02/02/2017 hoặc không có dấu, riêng trường hợp không dùng dấu chỉ gồm 6 chữ số ví dụ: 020217. Thứ ba, thời hạn sử dụng bao gồm các thông tin sau: Ngày và tháng đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng không quá ba tháng; Tháng và năm năm đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng trên ba tháng; Ngày tháng năm phải được ghi theo dãy số không mã hóa. Thứ tư, các loại sản phẩm không bắt buộc phải ghi thời hạn nhưng phải ghi ngày sản xuất: Các loại bánh chỉ sử dụng được trong vòng 24h sau khi sản xuất; Giấm ăn; Muối dùng cho thực phẩm; Đường ở thể rắn. Thứ năm, không bắt buộc ghi thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng đối với các sản phẩm đồ uống chứa tối thiểu 10% nồng độ cồn theo thể tích. Cách đọc hạn sử dụng Trên sản phẩm có nhiều cách thể hiện khác nhau: Use by date: Chỉ sử dụng cho đến ngày. Tức là sản phẩm phải sử dụng trước ngày ghi trên bao bì. Đối với các sản phẩm nhanh hỏng như rau quả, cá, sữa… Best before date: Sử dụng tốt nhất trước ngày. Tức là sản phẩm nên được sử dụng trước ngày ghi trên bao bì, sau ngày đó thì sản phẩm vẫn có thể sử dụng được nhưng hương vị không được như ban đầu, tuy nhiên không nên sử dụng sau ngày quy định quá lâu. Đối với các sản phẩm: đồ đông lạnh, thức ăn khô, đồ hộp… Sell by / Sell by date / Display until: Chỉ được bày bán đến ngày. Nhằm quản lý thời hạn bán hàng của các sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị… EXP: Ngày hết hạn. Thường dùng cho thực phẩm chức năng. Trên đây là bài viết hướng dẫn về cách ghi hạn sử dụng. Chúng tôi chuyên Bán máy phun in date giá rẻ chất lượng. Mọi Chi tiết xin liên hệ 0914.299.630