1. cuongk49cntt3

    cuongk49cntt3Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    11 Tháng tám 2014
    Bài viết:
    45

    Dược Sĩ Hướng Dẫn Cách Phòng Chống Ngộ Độc Mùa Nóng

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi cuongk49cntt3, 4 Tháng sáu 2015.

    Trung cấp dược tuyển sinh hệ chính quy
    Thời tiết nắng nóng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, nguy cơ cao nhất chính là ngộ độc thực phẩm. Bệnh ngộ độc thực phẩm (hay còn được gọi ngộ độc thức ăn) là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, bị ngộ độc do ăn, hoặc uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn - nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, có chất bảo quản, bị ôi thiu, có phụ gia....


    Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết: Mỗi ngày, Trung tâm Chống độc vẫn thường tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị. Mỗi ngày có khoảng từ 12 đến 18 bệnh nhân đến trung tâm, và có từ 3-6 người bị ngộ độc thực phẩm (chiếm 1/3 số lượng bênh nhân đến khám). Tuy vậy, vào những ngày thời tiết nắng nóng, số lượng bệnh nhân đến khám tăng hơn ngày thường.


    Duoc Si Huong Dan Cach Phong Chong Ngo Doc Mua Nong

    • Xem thêm: Tuyển sinh Trung cấp Xét nghiệm Y học Hà Nội năm 2015 tại đây
    Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày hè

    Trong những ngày hè, cùng với nhiệt độ cao, và độ ẩm cũng cao. Chính môi trường này là điều kiện rấ́t tốt cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, dẫn tới ô nhiễm hoặc làm cho thức ăn dễ ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận. Vì vậy, chúng ta nên lưu ý đến các biện pháp phòng ngừa sau đây:

    Sử Dụng Thực Phẩm Tươi – Rõ Nguồn Gốc

    Nên lựa chọn thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng. Đối với những thực phẩm đã giết mổ, và pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín đã được cộng đồng đón nhận, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình. Phải đảm bảo vệ sinh khâu chế biến thực phẩm. Rửa sạch rau quả dưới vòi nước chảy trước khi nấu, khi chế biến và gọt vỏ trước khi ăn. Phải đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.

    TS.BS Sơn cũng đưa ra dẫn chứng một vụ ngộ độc rất thương tâm xảy ra cách đây 10 năm ở Thuận Thành, Bắc Ninh do quá trình chế biến thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh. Đã làm cho 4 người trong một gia đình chết do ăn món bắp cải luộc (do không rửa kỹ các lá bắp cải và lõi bắp cải bị ngấm thuốc diệt chuột gây co giật).

    TS.BS Sơn cho biết, có nhiều người cứ lầm tưởng ở bên trong bắp cải (lõi bắp cải) là sạch nên không cần rửa nhiều. Nhưng họ đâu biết rằng: người trồng bắp cải thường nhét thuốc diệt chuột ở lõi bắp cải khi cây còn bé để phòng tránh chuột. Đến khi bắp cải lớn, thì lõi bắp cải đó cuộn lại và hiển nhiên thuốc diệt chuột vẫn còn nằm ở bên trong. Khi người mua không biết để rửa sạch thế là bị nhiễm phải thuốc diệt chuột sinh ra ngộ độc.

    Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn

    Chúng ta phải luôn luôn rửa sạch tay thật kĩ trước khi chế biến thức ăn, và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với các loại thú, con vật nuôi. Phải nấu chín kĩ thức ăn trước khi ăn. Nấu thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tránh tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng. Những thực phẩm để dành, nếu như để ngoài tủ lạnh thì không để quá 4 giờ và phải hâm kỹ trước khi ăn. Giữ thịt và cá chưa chế biến trong bao kín và giữ trong ngăn đá của tủ lạnh; và giữ các loại thực phẩm dễ ôi thiu ở nhiệt độ dưới 50C.

    TS.BSCKII Nguyễn Kim Sơn khuyến cáo thêm: Rất nhiều người cứ lầm tưởng rằng, chiếc tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn rất tốt nhưng không hoàn toàn như vậy, trong tủ lạnh chính là nơi chứa vi khuẩn nếu chúng ta không biết cách sử dụng. Thức ăn chỉ nên để trong tủ lạnh trong vòng từ 1- 3 ngày. Nếu như để thức ăn lâu trong tủ lạnh sẽ làm cho nó biến chất và không ngon. Việc để lẫn thức ăn chín và sống trong tủ lạnh cũng rất nguy hiểm vì thức ăn chín sẽ bị nhiễm khuẩn. Chúng ra nên để tủ đựng thức ăn sống riêng. Và tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn, bị ôi thiu, có mùi vị lạ bất thường, nổi nấm mốc.... Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, các loài gặm nhấm và các loài động vật. Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín.
    Liên kết : Trung cấp điều dưỡng đa khoa và Trung cấp y tuyển sinh
     

Chia sẻ trang này