Dùng đông y trong điều trị sởi Hiện nay trên các trang mạng, nhiều người truyền nhau cách chữa bán cân bàn điện tử sởi cho trẻ bằng hạt mùi, cây ngò rí... Theo thầy thuốc đông y, đây là các vị thuốc tốt cho sởi, nhưng không thể dùng riêng lẻ để chữa bệnh. Thời gian qua, dịch sởi bùng phát, nhiều trẻ mắc sởi bị biến chứng nặng, thậm chí tử vong khiến không ít phụ huynh hoang mang, lo lắng. Cùng lúc đó, trên Facebook và các diễn đàn, nhiều ông bố bà mẹ chia sẻ cân bàn điện tử 100kg kinh nghiệm phòng và trị sởi theo cách dân gian, truyền miệng như dùng hạt mùi, cây ngò rí (rau ngổ)... và khẳng định đây là các bài thuốc hữu hiệu, lại không có tác dụng phụ gì cho trẻ. Nói về điều này, lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, đúng là một số loại cây lá trên có tác dụng hỗ trợ điều trị sởi nhờ các đặc tính có lợi của chúng. Chẳng hạn, hạt mùi mùi thơm, tính ấm, có khả năng sát khuẩn, sử dụng đúng cách giúp đẩy nhanh quá trình mọc ban, làm bệnh nhân sởi mau bình phục. Tuy nhiên, không phải nghiền hạt pha nước uống hay đun lá lấy nước tắm như nhiều người mách nhau mà chế hạt mùi với chút rượu làm thành dung dịch xoa ngoài da theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong da ngoài... Ngoài ra, các cây, lá dân gian vẫn dùng, có tính thanh nhiệt giải độc như lá tre, kim ngân hoa, sài đất, diếp cá... đều có tác dụng tốt trong quá trình chữa sởi. Tuy nhiên, theo lương y Đức, để điều trị bệnh sởi không phải chỉ dùng một loại cây, lá nào đó. Sởi là bệnh cấp tính nên không thể chỉ dùng một bài thuốc cụ thể nào đó để chữa, phải căn cứ vào từng giai đoạn bệnh để sử dụng bài thuốc thích hợp, chẳng hạn khi sởi mọc, lúc sởi bay hay sởi nghịch - tức có biến chứng. Với mỗi giai đoạn, thầy thuốc lại phải dựa trên triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân như sốt cao, ỉa chảy... để kê thuốc trị. Không những thế, trẻ ở từng độ tuổi khác nhau cũng sẽ được gia giảm vị thuốc, liều lượng tương ứng. Hơn nữa, trẻ nhỏ cơ thể rất yếu, lại khó uống thuốc đông y nên việc điều trị bằng thuốc nam, bắc cũng cần thận trọng. Lương y Phó Hữu Đức cho rằng, các phụ huynh không nên tự ý chữa bệnh sởi cho con theo những kinh nghiệm truyền miệng. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu bệnh, dù theo đông y hay tây y, đều phải đưa trẻ tới cơ sở uy tín, có chuyên môn, để được thầy thuốc khám, chẩn bệnh và hướng dẫn cách điều trị cụ thể. Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa nhi lây, Bệnh viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh (Hà Nội) cho rằng, một số loại cây, lá được coi là vị thuốc nam, có tác dụng chữa sởi như kim ngân hoa, sài đất, hay hạt mùi... vì chúng có tính tương tự như kháng sinh. Những vị thuốc này vẫn được các bác sĩ sử dụng trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân sởi ở thể nhẹ (có thể đun lá lấy nước tắm, lau người). "Cho tới nay, có thể chưa có công trình nghiên cứu khoa học chứng minh cụ thể hiệu quả của các loại cây, lá này, nhưng kinh nghiệm sử dụng cho thấy, chúng có hiệu quả", bác sĩ Hoa nói. Tất nhiên, theo bác sĩ, việc dùng thuốc theo đông y cũng tùy theo từng giai đoạn bệnh của bệnh nhân: ủ bệnh, toàn phát, lui bệnh... và với những ca chuyển biến nặng, diễn biến phức tạp sẽ được chuyển tới bệnh viện tuyến trên để điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ Hoa cho biết, không phải kinh nghiệm dân gian nào trong trị bệnh cũng đúng. Chẳng hạn, với bệnh nhân sởi, dân gian vẫn khuyên cần kiêng nước kiêng gió, nhưng thực tế, việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho người mắc sởi là điều cần thiết. Có thể dùng các loại nước lá như sài đất, kim ngân hoa... tắm, lau người để tránh bội nhiễm, chỉ cần kiêng tắm nước lạnh hay ngâm mình lâu. Ngoài ra, vì bệnh sởi thường làm suy yếu hệ miễn dịch, nên để giúp bệnh nhân sởi giá cân bàn điện tử 100kg mau vượt bệnh, bình phục, cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chỉ cần tránh những đồ lạnh, khó tiêu. "Khi sức đề kháng được tăng cường, cơ thể sẽ chống đỡ bệnh tốt hơn và nhanh bình phục. Rất nhiều trường hợp sởi nhẹ không cần phải dùng thuốc điều trị vẫn khỏi", bác sĩ cho biết.