Chương trình du lịch miền Tây khám phá Nam Kỳ Lục Tỉnh trong 4 ngàyNGÀY 01: TP.HỒ CHÍ MINH – CAO LÃNH – LONG XUYÊN – CHÂU ĐỐC (Ăn S/T/T) Sáng: Quý khách tập trung tại điểm hẹn , xe đưa quý khách khởi hành đi Châu Đốc. Dừng ăn sáng tại Mekong restop Mỹ Tho. Đoàn tiếp tục hành trình đến tham quan Lăng Mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. quý khách tiếp tục hành trình, ăn tưa tại Long Xuyên . Chiều: Đoàn đến Châu Đốc Quý khách nhận phòng, nghỉ ngơi. Quý khách tham tham quan kênh Vĩnh tế con kênh lịch sử gắn liền của ông với công đức và tên tuổi Thoại Ngọc Hầu. và bà Châu Thị Vĩnh Tế, còn là kênh đào đầu tiên quan Chùa Bồng Lai hay còn có tên gọi khác là chùa Bà Bài, chùa Ông Lập – nơi được công nhận di tích lịch sử cách mạng. Nơi Ông Lập còn có tên gọi là Phạm Thái Chung – một trong mười hai vị đại đệ tử “ Thập Nhị Hiền Thủ “ của Phật Thầy Tây An xây cất. phá ếm và trồng lại cây thẻ thứ 3 theo lệnh Phật Thầy Tây An. Tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân mùa nước nổi. Về lại Khách sạn dùng cơm chiều . Buổi tối du khách có thể viếng Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu , Chùa Phật Thầy Tây An, tham quan mua sắm tại Chợ Đầu Bờ. Nghỉ đêm tại Châu Đốc.NGÀY 02: CHÂU ĐỐC – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – HÀ TIÊN (Ăn S/T/T) Sáng: Quý khách dùng điểm tâm, trả phòng , xe đưa quý khách khởi hành đi Hà Tiên . Ghé tham quan Rừng Tràm Trà Sư. Đến Trà Sư đoàn đi Tắc Ráng len lõi theo những con rạch xuyên qua Lung Sen và khu Rừng Giống ngắm nhìn các loài chim như: Le Le, Vịt Trời, Cò Ma (Cò Bợ), Trích Cồ… lên tháp quan sát cao khoảng 23m ngắm toàn cảnh Rừng Tràm xanh bạt ngàn và dãy Thất Sơn hùng vĩ bằng kính viễn vọng (tầm nhìn xa 25km và độ phóng đại 40 lần). Quý khách ăn trưa với các món ăn đặc sản mùa nước nổi như lẩu mắm cá linh với bông súng, bông điên điển tại chổ . Chiều: Tiếp tục hành trình, xe đưa quý khách về Hà Tiên. Qua vùng Thất sơn ngắm phong cảnh . Đến Châu lăng xà tón ghé thưởng thức đặc sản Thốt nốt của vùng Châu Đốc . Đến Hà Tiên quý khách nhận phòng , nghỉ ngơi . Dùng cơm chiều. Buổi tối tự do tham quan Chợ Hà Tiên. Nghỉ đêm tại Hà Tiên.NGÀY 03: HÀ TIÊN – CẦN THƠ (Ăn S/T/T) Sáng: Quý khách dùng điểm tâm xe đưa quý khách tham quan Lăng Mạc Cửu nghe thuyết minh về gia phả của Ông người đã có công khai phá Vùng đất Hà Tiên , Tham quan Thạch Động, Phù Dung cổ Tự, Bãi biển Mũi Nai… Khách trở về khách sạn trả phòng, dùng cơm trưa. Khởi hành về Du lịch Cần Thơ. Chiều: Đến Cần Thơ quý khách nhận phòng, nghỉ ngơi. Dùng cơm chiều trên du thuyền Cần Thơ . Nghỉ đêm tại Khách sạn Cần Thơ.NGÀY 04: CẦN THƠ – CHỢ NỔI – TPHCM (Ăn S/T/T) Sáng: Khởi hành sớm, tham quan chợ nổi , một trong những sinh hoạt đặc sắc của các cư dân Miền Tây, họ sống và sinh hoạt trên chiếc xuồng nhỏ quanh năm mua bán trên sông , ở đây mua bán tất cả các loại hàng hóa nông sản mà họ trồng và thu hoạch được. Tàu đưa quý khách vào vườn trái cây Mỹ Khánh dùng điểm tâm tại vườn, tham quan và thưởng thức trái cây nghe đàn ca tài tử Trở về khách sạn. chuẩn bị hành lý, trả phòng. Xe đưa quý khách dùng cơm trưa, khởi hành về TPHCM. Đến TPHCM chia tay đoàn kết thúc chương trình và hẹn gặp lại quý khách!Miền Tây Bỏ lại phía sau mùa nắng nóng nứt nẻ đồng ruộng, miền Tây những ngày tháng 8 mưa nhiều đã dâng nước cao mấp mé lề đường. Cảnh tượng mây nước mênh mông xa thẳm càng rõ rệt khi xuống vùng Đồng Tháp Mười. Phía trước mặt mênh mông là nước, là những cây dại mọc vượt lên để tìm kiếm sự sống. Người dân Miền Tây ít ăn thịt nên bữa cơm của họ chỉ toàn cá. Bữa cơm chiều người dân đãi khách là mớ rau điên điển và những cọng súng non chấm nước cá kho. Cá cũng được bắt dưới sông lên còn tươi ngon nên thịt rất ngọt. Nồi canh chua điên điển với mớ cá linh đầu mùa còn nhỏ bằng ngón tay, mớ tép sông vỏ còn chưa cứng đậm đà hương vị đồng quê khiến ai một lần được ăn sẽ nhớ mãi. Không gian càng trở nên ấm cúng khi bên ngoài, trời cứ mưa rỉ rả, húp một chén canh chua cảm nhận vị chua, vị cay, vị ngọt bùi của cá linh đầu mùa cũng đủ khiến ai đã từng tới miền Tây mùa nước lũ sẽ cứ muốn quay lại đây hoài. Đến vùng Đồng Tháp Mười không thể bỏ qua khu bảo tồn rừng ngập mặn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Vì tới đây vào mùa nước nổi nên chúng tôi không có cơ hội để ngắm nhiều chim, đặc biệt là loài sếu đầu đỏ. Nhưng bù lại được một nhân viên của Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim kể nhiều chuyện thú vị về khu rừng ngập mặn này. Ngồi trên chiếc tắc ráng dẫn đoàn khách tham quan khu rừng tràm, chị chỉ tay về phía cánh đồng cỏ có lá giống lá lúa, chị bảo đó là cây lúa ma. Lúa ma là giống lúa trời nhưng do có sức sống mãnh liệt cũng như những kì bí trong chuyện thu hoạch lúa khiến người dân thêu dệt nên những huyền thoại chung quanh cây lúa này. Lúa ma bây giờ chỉ có ở những nơi mà con người ít lui tới. Cả vùng Đồng Tháp Mười giờ chỉ còn thấy bóng dáng của loại lúa huyền thoại này ở VQG Tràm Chim. Khi mùa mưa bắt đầu, lúa ma sinh sôi lẫn lộn cùng cây cỏ dày đặc tại đây. Đến khoảng tháng 8, lúc nước lũ dâng cao, lúa ma với sức sống mãnh liệt đã bỏ lại các loài cỏ thường khác để ngoi lên. Bất kể nước dâng tới đâu, lúa cũng vượt lên khỏi mặt nước để làm đòng, trổ bông. Khoảng tháng 9, lúa sẽ trổ bông thơm bát ngát. Tới mùa khô lúa sẽ chết. Khi thu hoạch, người dân chèo xuồng vào cánh đồng, chiếc thuyền được thiết kế giữa xuồng được dựng lên tấm mê bồ cao từ 1 - 1,5 mét, xuôi từ trước ra sau. Phía trước tấm mê bồ là cây sào cao. Hai bên mạn xuồng được cột hai cây sào. Sếu đầu đỏ bay từ Campuchia về Việt Nam kiếm ăn vào mùa khô, khoảng tháng 2. Năm nay, sếu về Tràm Chim Đồng Tháp ít đi, chỉ có hai mươi mấy con. Nguyên nhân là do thức ăn chính của sếu là đồng cỏ năn ở đây dần bị thu hẹp. Vì lo ngại hạn hán gây cháy rừng nên Ban quản lý buộc phải lên đê bao dự trữ nước cho Tràm Chim khiến cho đồng cỏ nhiều nước, không khô ráo để sếu bay về kiếm ăn. Sếu đầu đỏ cao trung bình 1m6-1m7, mỗi lần bay về đây, sếu kêu rất to, tiếng kêu vang vọng khu tràm chim. Sếu rất kén ăn. Thức ăn chính của sếu là cỏ năn, cỏ cú nhỏ bằng ngón tay trẻ sơ sinh, có vị ngọt nên sếu rất thích. Khi ăn xong, sếu sẽ bay sang bãi uống là nơi có nhiều sen mọc. Vì nước ở đây trong và sạch nhờ có cây sen, cây súng lọc nước. Muốn chụp ảnh được sếu, các nhiếp ảnh gia phải dậy thật sớm, tầm 4h ngụy trang bằng cây cỏ di chuyển tới gần cánh đồng sếu đang ăn. Nếu phát hiện tiếng động lạ, con sếu đầu đàn sẽ vỗ cánh và cả đàn bay đi mất hút trên trời. Cơ hội thứ hai chỉ đến khi chúng bay sang ao sen uống nước. Và cơ hội cuối cùng là lúc sếu bay đến ăn chiều, tầm 14h. Nhiều nhiếp ảnh gia đã tới đây rình chụp nhưng không phải ai cũng có “duyên”.Công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Châu Á Thái Bình Dương Khu vực phía Bắc: Số 5 Hàng Chiếu - Hoàn kiếm - Hà Nội Tel: (+84)4 3929 0808 - Fax: (+84)4 3923 3581 Khu vực phía Nam: Số 43, Lê Thị Hồng Gấm Quận 1, Hồ Chí Minh Tel: (+84)8 3821 0225/ 6 - Fax: (+84)8 3914 7007