Tiếp tục chương trình tư vấn trực tuyến cho quý khán giả, 14h30 ngày 9/4/2015, trên website http://tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Kết hợp trong uống - ngoài bôi trong điều trị vẩy nến” với sự tham gia của PGS.TS Đặng Văn Em, Chủ nhiệm khoa Da liễu - dị ứng, bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Quý vị quan tâm có thể theo dõi và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ. Vẩy nến là một bệnh ngoài da có vẩy, có liên quan tới rối loạn hệ miễn dịch, biểu hiện là những mảng thương tổn trên da, gây bong tróc, mất thẩm mỹ, đặc biệt là bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Làm thế nào để khắc phục được căn bệnh khó chịu này là điều mà nhiều bệnh nhân vẩy nến quan tâm.Bệnh vẩy nến gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. (Ảnh minh họa). Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa xác định rõ ràng, tuy nhiên, một trong những lý do được nhiều chuyên gia khẳng định đó là do rối loạn hệ thống miễn dịch. Thông thường, một tế bào da trưởng thành và chết đi trong khoảng 28-30 ngày. Nhưng tế bào da của người bị vẩy nến chỉ có chu kỳ sống khoảng 3-4 ngày. Các tế bào da chết bám thành mảng trên bề mặt vùng bị bệnh, khi cạo bong ra từng lớp mỏng giống như sáp nến. Hầu hết những người mắc vẩy nến thường bị ngứa ngáy, khó chịu. Ngứa- gãi- ngứa là vòng luẩn quẩn trong bệnh lý vẩy nến. Nguyên nhân là do vùng da bị bệnh kích thích những sợi thần kinh dưới da, gây ngứa, thôi thúc bệnh nhân phải cào, gãi, dẫn tới tình trạng dễ nhiễm khuẩn. Do đó, các bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân không nên cào gãi lên vùng da bị thương tổn. Người bệnh cần phải tập thói quen ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ để bệnh không có cơ hội phát triển. Rất nhiều loại thuốc đã được sử dụng trong điều trị vẩy nến. Đó là các thuốc cổ điển (asen, bismuth, DDS), hiện đại (kháng sinh, corticoid, cyclosporin, interferon, interleukin...) hoặc kết với các thuốc chống viêm, bạt sừng, tái tạo tế bào da (salicylic, goudron, corticoid...). Tuy nhiên, những biện pháp này mang lại kết quả không bền vững, bệnh dễ tái phát khi dừng thuốc. Ngoài ra, điều trị vẩy nến bằng PUVA (quang hóa liệu pháp) hiệu quả có thể đạt 80-90%, nhưng tất cả các phương pháp điều trị trên đều có thể gây tác dụng phụ, có khi nghiêm trọng: tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễn dịch, ung thư da... Hiện nay, xu hướng điều trị là kết hợp trong uống - ngoài bôi để tăng cường hiệu quả điều trị vẩy nến, đặc biệt, các sản phẩm thiên nhiên đang rất được ưa chuộng, bởi có thể tác động trực tiếp lên cả nguyên nhân và triệu chứng của vẩy nến mà hầu như không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Nếu muốn được chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc về phương pháp trong uống- ngoài bôi trong điều trị bệnh vẩy nến, quý vị có thể theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Kết hợp trong uống - ngoài bôi trong điều trị vẩy nến” vào 14h30 ngày 9/4/2015 hoặc đặt câu hỏi ngay bây giờ tại website.Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang – Kem dược liệu Explaq hân hạnh tài trợ chương trình này!