Chúng ta quen dùng từ "mụn trứng cá" hầu như cho tất cả các trường hợp bị mụn nói chung và đa phần sẽ xuất hiện ở trên mặt. Thật ra thì không phải như vậy, mụn trứng cá hình thành do nang chân lông bị tắc, chất nhờn và tế bào chết trên da chưa được loại bỏ kịp thời để lại tạo ra mụn và mụn trứng cá không chỉ xuất hiện trên mặt mà chúng còn xuất hiện ở lưng, vai và ngực. Loại mụn này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và những người sống trong các môi trường bị ô nhiễm .Khi điều trị mụn trứng cá thì chúng ta cần điều trị tận gốc không để tái phát lại gây tốn kém và bị tái lại sẽ khó điều trị hơn gây tình trạng sẹo thâm sau mụn. Mụn trứng các có 3 mức độMức độ nhẹ: Xuất hiện nốt nhỏ, hơi cộm lên bề mặt da, không gây đau.Mức độ trung bình: vùng da bệnh bị sưng tấy đỏ.Nghiêm trọng: Hình thành mủ bọc ở giữa.Cách điều trị mụn trứng cá tận gốc Cách điều trị thông thường là xử lý các nguyên nhân sinh ra mụn ở trên đó là xử lí nang chân lông bị tắc ,loại bỏ chất nhờn và các tế bào chết trên da. Nhưng với từng mức độ tình trạng mụn thì cần có các phương pháp và phác đồ điều trị khác nhau cụ thể như sau :Mức độ nhẹ : Dùng thuốc bôi ngoài da benzoyl peroxid ,chất kháng khuẩn và retinoid. Nên phối hợp retinoid và kháng sinh erythromycin sẽ giúp quá trình điều trị và nhanh chóng và hiệu quả hơn.Mức độ trung bình : Nên dùng thuốc uống kháng khuẩn kết hợp với thuốc bôi ,duy trì sử dụng ít nhất trong vòng 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt .Lưu ý đối với phụ nữ uống thuốc tránh thai thì nên cân nhắc vì quá trình điều trị mụn là rất lâu dài các thành phần thuốc có thể phản ứng với nhau gây tác dụng phụ, cần tuân theo chỉ dẫn của các bác sỹ chuyên da (sử dụng thuốc uống và bôi như mức độ nhẹ và dùng thêm một số thuốc kê theo đơn khác để đạt được hiệu quả tốt nhất)Mức độ nặng : Dùng thuốc uống isotretionin, nếu không dùng loại này có thể cân nhắc dùng các loại thuốc kháng khuẩn liều cao kết hợp với các loại thuốc bôi ở mức độ nhẹ