Điều kiện và thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Trong thời kỳ nền kinh tế ngày càng phát triển và mở cửa như hiện này, thì hoạt động đầu tư nước ngoài sẽ diễn ra ngày càng nhiều và sôi nổi hơn, Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tư vấn Minh Anh xin được đưa ra các điều kiện và thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn để thực hiện việc đầu tư.Điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh , nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư. a) Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật; b) Điều kiện về hình thức đầu tư. Việc thực hiện đầu tư ở Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dưới các hình thức: – Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; – Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế; – Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; – Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác; – Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. c) Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư; d) Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; đ) Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư. (Khoản 6 Điều 3 Luật đầu tư 2014 và Điều 10 Nghị định 118/2015/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư)Thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam: để thực hiện đầu tư tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện một trong 3 thủ tục là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư hoặc thủ tục đăng ký đầu tư.Đối với thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Người thành lâp doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện việc chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo thủ tục quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện thành lập đối với Công ty CP, công ty TNHH và công ty hợp danh. Trong thời gian 3-5 ngày làm việc, kể từ khi Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ, nhà đâu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ vào đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khắc, công bố nẫu dấu và các thủ tục cần thiết để hà đầu tư thực hiện việc đầu tư tại Việt Nam.Đối với thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư: Muốn thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam, trước hết, các nhà đầu tư phải xem xét dự án đầu tư đó có thuộc trường hợp phải xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh không? Theo đó, chỉ các dự án đầu tư được quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư 2014, Nhà đầu tư mới thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ dự án đầu tư bao gồm: a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư; e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính; g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Ngoài ra, đối với dự án đầu tư thuộc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội thì hồ sơ cần có thêm: – Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); – Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường; – Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; – Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).Đối với thủ tục đăng ký đầu tư: Các trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư (Khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư 2014) bao gồm: – Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; – Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế và đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:Cơ quan có thẩm quyền (Điều 38 Luật Đầu tư 2014): Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây: a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký (Điều 37 Luật đầu tư 2014): 1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư 2014, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư. 2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây: a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư 2014 cho cơ quan đăng ký đầu tư; b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.