Tuy nhiên, so với tuần trước, giá cao su RSS 3 giao sau 5 tháng trên sàn TOCOM giảm 19 USD/tấn, đạt 2.561 USD/tấn. Giá cao su STR 20 sau 5 tháng trên sàn SICOM giảm 18 USD/tấn, đạt 2.361 USD/tấn. Trái ngược với 2 sàn trên, giá cao su SMR 20 của Malaysia bình quân tuần này tăng 19 USD/tấn, đạt 2.422 USD/tấn. Giá Bột cao su Việt Nam xuất khẩu tuần qua giảm, giá SVR 3L đạt 2.630 USD/tấn, giảm 50 USD/tấn so với tuần trước. Những yếu tố tác động làm giá Cao su tái sinh tăng tuần qua: - Đồng Yên xuống gần thấp nhất 4 năm qua so với đồng đô-la Mỹ. - Giá cổ phiếu Nikkei của Nhật tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. - Chứng khoán Mỹ tăng giá. - Động thái hỗ trợ giá từ Thái Lan và Malaysia. - Dầu thô thế giới tăng giá. Tuần qua Máy nghiền lốp xe của Cơ quan Phát triển Cao su Tiểu điền (RISDA) của Malaysia quyết định sẽ hỗ trợ 500 Ringgit (tương đương 164,45 USD) cho mỗi người thuộc nhóm 320.000 tiểu điền đã đăng ký và diện tích trồng cao su không quá 2,5 ha. Ông Tan Sri Dr Rahim Tamby Chik, Chủ tịch Cơ quan Phát triển Cao su Tiểu điền (RISDA) cho biết viện trợ một lần sẽ được giải ngân sớm. "RISDA được phê duyệt 160 triệu Ringgit (tương đương 52,62 triệu USD) tại cuộc họp hội đồng vào ngày 21/4 cho mục đích hỗ trợ này". Tương tự, Thái Lan, nhà sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, đang có kế hoạch cung cấp các khoản vay cho các nhà xuất khẩu để mua cao su nhằm vực dậy giá cao su đang giảm. Chính phủ Thái Lan đã ngừng kế hoạch thu mua cao su trị giá 1,6 triệu USD cuối tháng 3, và có ý kiến từ các chuyên gia rằng chương trình này có thể được tiếp tục thực hiện, dù dưới một hình thức khác.