Dịch vụ logistics là gì? Là dịch vụ có thể giúp chúng ta quản lý tốt vấn đề lưu chuyển hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng. Điều này cũng có nghĩa là dịch vụ logistics là một dịch vụ mang tính tổng quát và có phạm vi ứng dụng khá lớn trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó dịch vụ logistics còn được hiểu là sự bao hàm tổng hợp tất cả những hoạt động vận chuyển cần thiết của công ty và việc quản lý tốt các hoạt động này không những có thể khiến cho chúng ta khắc phục được triệt để các tình trạng tồn trữ hàng hóa mà còn tăng doanh thu như mong muốn. Ngoài ra có thể hiểu Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.Lịch sử của logistics Thuật ngữ logistics được bắt đầu xử dụng từ thời chiến tranh cổ đại của các đế chế La Mã và Hy Lạp. Vào thời đó những binh sĩ có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ phân phối và cung cấp vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho binh lính di chuyển an toàn từ bản doanh đến một nơi khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa rất lớn tới cục diện của cuộc chiến, khi mà các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng hay còn gọi là “Logistikas” của mình và tìm cách triệt phá “Logistikas” của đối thủ. Quá trình đó dần dần tạo nên một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics. Trong thế chiến II, vai trò của “logistics” càng được khẳng định mạnh mẽ. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và các nước đồng minh tỏ ra hiệu quả hơn của quân đội phát xít Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp các loại vũ khí, đạn dược, thực phẩm các loại quân nhu yếu phẩm khác…, đúng thời gian, và địa điểm bằng những phương thức tối ưu. Nhờ có sự phát huy, sáng tạo về công tác hậu cần này mà ưu thế đã thuộc về Mỹ và phe đồng cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này các ứng dụng về Logistics ra đời.Định nghĩa mang tính chất học thuật Hiện nay có rất nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo CSCMP (Council of Supply Chain Management Professionals) hay còn gọi là Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng, thì thuật ngữ Logistics được định nghĩa như sau:“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”Phân biệt Logistics với chuỗi cung ứng Sau đây là khái niệm về “Chuỗi cung ứng” của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng: “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.” Nếu so sánh giữa Logistics và Chuỗi cung ứng chúng ta có thể nhận thấy sự khác nhau cơ bản. Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.TÂN CẢNG MIỀN TRUNG - SNP Logistics Quy Nhơn -Giao nhận vận tải đường bộ -Vận tải đường biển -Vận tải đường sắt - Dịch vụ kho bãi và các dịch vụ giá trị gia tăng khác (tư vấn,khai thuê hải quan,..) -Dịch vụ logistics tại Bình Định