Điều 624 Bộ Luật Dân Sự 2015 (BLDS 2015) qui định “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Vậy mục đích lập di chúc là nhằm dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Vậy có thể hiểu rằng theo lẽ thường một di chúc hợp pháp có hiệu lưc kể từ thời điểm mở thừa kế.>>> Xem thêm: Thủ tục tách sổ đỏ không hề khó như bạn nghĩ! Tuy nhiên, trên thực tế khi tiến hành lập di chúc người để lại di chúc vì lý do nào đó chưa muốn người được hưởng di chúc hưởng toàn bộ di sản ngay khi mở thừa kế mà muốn người hưởng thừa kế chỉ được hưởng di sản khi đạt được, làm được một số điều kiện mà người lập di chúc đặt ra (làm một số nghĩa vụ nhất định, đạt được những điều kiện nhất định). Khi đó di chúc trở thành di chúc có điều kiện.Tới đây, ta nhận thấy có điểm tương đồng giữa di chúc có điều kiện và qui định về tặng cho có điều kiện theo qui định tại Điều 462 BLDS 2015 Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Chủ thể ở hai chế định này đều mong muốn chuyển dịch tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho chủ thể khác và người được hưởng tài sản đó cần đáp ứng điều kiện của người tặng cho, để thừa kế tài sản. Qui định của pháp luật về tặng cho có điều kiện thì đã quá rõ ràng thông qua nội dung ở điều 462 BLDS nhưng qui định về di chúc có điều kiện thì không thể hiện rõ vậy liệu rằng pháp luật thừa kế nước ta có chấp nhận di chúc có điều kiện? Theo đó, tuy không qui định ở một điều cụ thể nhưng với nội dung ở Khoản 2 Điều 631 BLDS thì di chúc có thể có các nội dung khác ngoài Khoản 1 Điều 631 BLDS. Với qui định như vậy thì chúng ta có thể suy luận các nhà lập pháp “ ngầm” chấp nhận di chúc có điều kiện. Vấn đề đặt ra với qui định pháp luật ít ỏi như thế thì di chúc có điều kiện có được chấp nhận không, nếu di chúc có điều kiện được chấp nhận thì làm sao xác định hiệu lực di chúc? Vấn đề thực hiện điều kiện di chúc như thế nào? Nếu điều kiện di chúc bị vi phạm thì phải xử lý ra sao? Đây không chỉ là vấn đề nội dung pháp luật mà quan trọng ảnh hưởng tới thực tiễn xét xử.1. Hiệu lực di chúc có điều kiện. Như đã phân tích, dù pháp luật hiện nay chưa có điều khoản cụ thể nào qui định rõ di chúc có điều kiện, nhưng với qui định tại điều 631 BLDS thì có thể hiểu là qui định ngầm, sự thừa nhận ngầm di chúc có hiệu lực trong hệ thống pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Do đó, di chúc có điều kiện vẫn được chấp nhận. Vấn đề đặt ra hiệu lực của di chúc này được xác định như thế nào, hiệu lực có giống như hiệu lực của di chúc thông thường hay có sự khác biệt? Dù không có qui định nhưng hiểu rằng bước đầu tiên để xác định hiệu lực di chúc vẫn là thời điểm người để lại di chúc chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố chết, nhưng do đây là di chúc có điều kiện nên hiệu lực của di chúc còn phụ thuộc điều kiện đặt ra trong di chúc. Cụ thể, nếu di chúc qui định điều kiện hưởng di sản là khi người thụ hưởng đạt độ tuổi nhất định thì khi nào người đó đủ độ tuổi qui định trong di chúc thì mới được hưởng phần di sản theo di chúc, nếu di chúc qui định người hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ nào đó thì chỉ khi người đó thực hiện nghĩa vụ được ghi. Ví dụ, trong di chúc bà A ghi rõ chuyển tài sản cho con gái là B, khi B đủ 18 tuổi được hưởng ngôi nhà tọa lạc tại địa chỉ xyz, 20 tuổi hưởng ngôi nhà ở địa chỉ abc, 30 tuổi hưởng số tiền trong tài khoản ở ngân hàng C. Như vậy, khi B đủ 18 tuổi thì di chúc có một phần hiệu lực đối với tài sản là ngôi nhà ở địa chỉ xyz và di chúc có hiệu tương ứng với B đạt từng độ tuổi.>>>Xem thêm: Đẩy nhanh tiến độ các dự án khu chung cư quận Hoàn Kiếm2. Thực hiện điều kiện trong di chúc. Một di chúc có điều kiện thì người hưởng di sản chỉ được hưởng phần di sản khi thực hiện điều kiện ghi trong di chúc. Do không có qui định cụ thể về di chúc có điều kiện nên hiện nay về phương diện pháp lý và thực tế điều kiện di chúc chỉ được chấp nhận và bắt buộc người hưởng di sản thực hiện khi và chỉ khi điều kiện đó không vi phạm qui định pháp luật và đạo đức xã hội. Vì vậy, nếu di chúc qui định người hưởng di sản khi đạt đến những điều kiện nhất định (ví dụ: độ tuổi, bằng cấp…) thì khi họ đạt đến điều kiện này thì phần di chúc đó có hiệu lực; nếu di chúc qui định người hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau thời điểm mở thừa kế thì khi người hưởng di sản thực hiện nghĩa vụ dân sự thì mới xem như di chúc có hiệu lực dù trên thực tế có thể đã chuyển quyền sở hữu di sản từ người chết cho người thừa kế. Ví dụ: Ông A viết di chúc để lại tài sản là căn nhà cho con là ông B, nhưng nội dung di chúc ghi rõ sau khi ông A mất thì tài sản là ngôi nhà để lại cho ông B nhưng ông B phải có nghĩa vụ nuôi bé C 10 tuổi (là con riêng ông A) đến khi bé C đủ 18 tuổi. Khi đó điều kiện để ông B hưởng di sản từ ông A là phải nuôi dưỡng bé C đến 18 tuổi, sau khi ông A chết, ông B đi khai nhận di sản.Khi này hiểu rằng ông B có nghĩa vụ nuôi bé C – điều kiện để hưởng di chúc; bé C chưa đủ 18 tuổi nghĩa là ông chưa thực hiện xong nghĩa vụ nhưng di sản đã thuộc quyền sở hữu của ông.>>>Xem thêm: Những văn phòng công chứng nhận làm công chứng thoả thuận chia thừa kế uy tín nhất quận Đống Đa Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề : Di chúc có điều kiện. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀĐịa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà NộiHotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com