Đầu tiên, khi biết được sếp mới là người trẻ tuổi hơn mình, bạn sẽ có cảm giác mất tự nhiên trong cách ứng xử. Bạn có toàn quyền lựa chọn tiếp tục ở lại công ty để phát triển sự nghiệp với sếp mới hay chuyển sang một nới khác. Nếu bạn lựa chọn ở lại, dưới đây là 4 lời khuyên từ FastCompany có thể giúp cho bạn và sếp trẻ thân thiện với nhau hơn trong công việc.1. Tin vào sếp của mìnhThiếtkếwebsiteởđâutốtnhất Nếu bạn đã nghĩ vị trí quản lý đó sẽ là “của mình”, hiển nhiên bạn sẽ có cảm giác giận dữ vì bị qua mặt bởi một người nhỏ tuổi hơn. Song, hãy nhớ, đó chỉ là góc nhìn từ phía bạn. Khi bạn trở thành nạn nhân của sự tự cao về năng lực bản thân, bạn sẽ không nhìn thấy những kỹ năng mà bạn còn thiếu để có thể thăng tiến. Tuy nhiên, bạn toàn quyền quyết định sẽ tiếp tục ở lại làm việc với sếp mới hoặc sẽ chuyển việc. Nếu bạn quyết định ở lại, hãy nghĩ rằng đây là quyết định của bạn và sếp mới không có lỗi gì cả. Anh ấy hay cô ấy có thể đã không chọn làm quản lý của bạn. Với suy nghĩ này, bạn đã đặt bước đầu tiên cho việc sẵn sàng đón nhận và học hỏi những điều mới từ vị sếp trẻ này. Cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ thành công là đối xử với vị sếp trẻ hơn như thể họ là những người đồng trang lứa với bạn. Tôn trọng là tinh thần chính của mọi mối quan hệ nói chung.2. Giới thiệu điểm mạnh của bản thân Hãy nhớ rằng bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn vị quản lý mới. Đi cùng với độ tuổi là độ giàu có về kinh nghiệm mà mọi người nên đánh giá cao. Hãy cống hiến những kinh nghiệm (về kỹ năng làm việc hoặc mở rộng mối quan hệ) của bản thân cho nhóm làm việc mà vị sếp mới đang cố gắng xây dựng, hãy cho họ biết bạn sẵn sàng hỗ trợ họ. Điều này chứng tỏ bạn là một thành viên năng nổ, sẵn sàng làm tất cả vì mục tiêu chung. Khi vị sếp mới cảm nhận được điều này, bạn sẽ có nhiều cơ hội được điều hành các dự án lớn trong tương lai.3. Hành xử như một cố vấn Khi đối diện với một ai đó nhỏ tuổi hơn, mọi người thường có xu hướng hành xử như một người anh/chị của người đó. Tuy nhiên, trong công việc nếu lối hành xử này đi quá đà sẽ gây ra những xung đột giữa các cá nhân, nhất là ở hai thế hệ khác nhau. Nếu bạn có lời khuyên hoặc gợi ý nào dựa trên kinh nghiệm của mình mà bạn nghĩ rằng sẽ giúp ích cho công việc chung, hãy cẩn trọng trong phát ngôn. Cách tốt nhất là trình bày chúng dưới góc nhìn chiến lược kinh doanh nhằm giảm thiểu cảm xúc cá nhân trong lời chia sẻ.Côngtythiết kếwebsiteuytíntạiHàNội4. Sống đúng với tuổi của mình Bất kể bạn làm gì, bạn không cần phải cố gắng hành xử trẻ trung hơn thực tế chỉ vì sếp của bạn là một người trẻ tuổi. Có một sếp trẻ hơn không có nghĩa bạn phải mua quần áo sành điệu, sử dụng ngôn ngữ thời thượng… Bạn sẽ cảm thấy nực cười và bất an nếu làm điều đó. Thay vì vậy, hãy là chính mình và cởi mở để tiếp nhận mọi thứ dưới góc độ công việc chứ không phải cuộc sống riêng của bạn. Tùy thuộc vào mức độ thoải mái của bạn mà thi thoảng hãy có những buổi cafe tán gẫu cùng với sếp và đồng nghiệp để tìm hiểu nhiều hơn về “đối phương”. Các hoạt động này sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác lo lắng đối với vị sếp mới. Và có thể, bạn sẽ phát hiện ra cả hai có vài điểm chung nào đó.