1. nguyenhoang25

    nguyenhoang25Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    5 Tháng bảy 2016
    Bài viết:
    24

    Toàn Quốc Dạy bé chơi cờ cá ngựa – Lien Hiep Thanh

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi nguyenhoang25, 14 Tháng bảy 2017.

    Cờ cá ngựa là thú vui giải trí mà trẻ rất thích chơi, nó mang lại cho trẻ cảm giác vừa hồi hộp, vừa gay cấn và niềm vui mỗi khi chiến thắng. Hơn thế, thông qua trò chơi bé có thể học đếm, rèn luyện tư duy rất tốt và phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo. Hãy dạy bé cách chơi trò chơi thú vị này cùng với các bạn của bé. Điều này sẽ tạo sự gần gũi, hoà đồng, vui vẻ giữa các bé với nhau.

    Day be choi co ca ngua Lien Hiep Thanh

    Cờ cá ngựa lien hiep thanh

    Bạn chú ý khi mua một bộ cờ cá ngựa đầy đủ gồm có
    – Một bàn cờ hình vuông chia làm bốn phần, mỗi phần một màu (xanh dương, vàng, đỏ và xanh lá cây).

    – Một hạt xúc xắc.

    – 16 quân cờ, chia ra thành bốn màu giống như màu của bàn cờ, mỗi màu bốn quân. Vì gọi là Cờ cá ngựa nên các quân cờ đều làm hình con ngựa, giống như quân mã trong cờ vua.

    Bạn nên mua loại có nam châm, như vậy các quân cờ sẽ không bị đổ, lệch ô. Khi đã có bộ cá cờ ưng ý, bạn có thể dạy bé luật chơi dưới đây:

    Xem thêm: Lien Hiep Thanh

    Nguyên tắc chơi
    Trò chơi có thể gồm hai, ba hoặc bốn bé cùng chơi.

    Di chuyển quân cờ của mình đủ một vòng (ngược chiều kim đồng hồ) quanh bàn cờ để về đến đích (tức về chuồng). Khả năng di chuyển nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào lượt tung xúc xắc của mình. Ai có đủ bốn quân cờ về đến đích đầu tiên và đã xếp đúng vào các ô số 6, 5, 4 và 3 trong chuồng là người chiến thắng. Các bé tiếp theo chơi để tranh vị thứ hai và ba, ai về cuối cùng không tính vị thứ.

    Day be choi co ca ngua Lien Hiep Thanh

    Cách chơi
    Mỗi bé sẽ có bốn quân cờ cùng màu (áp dụng cả trường hợp người chơi không đủ bốn người) và chọn phần ô vuông cùng màu với quân cờ của mình làm nơi bắt đầu đi. Tất cả thống nhất để chọn ra một bé tung xúc xắc trước, bé tiếp theo là bé ngồi ngay cạnh đó (có thể bên trái hoặc phải, nhưng lượt đi này cố định suốt cuộc chơi).

    • Tung xúc xắc: Đến lượt ai thì người đó tung. Xúc xắc được tung vào một cái khay hoặc cái chén để có độ nảy. Tuy nhiên, không được làm rơi xúc xắc ra ngoài vật đựng đó, nếu ra ngoài, lập tức mất lượt và kết quả việc tung xúc xắc không được công nhận (người chơi thường gọi việc này là “thúi”). Ai tung được kết quả là “nhất” (một) hoặc “lục” (sáu) thì được đi thêm lượt nữa cho đến khi ngoài kết quả trên.

    • Ra quân: Là quyền đưa ra một quân cờ để tham gia di chuyển trên bàn cờ (khi trên bàn cờ chưa có một quân cờ nào của mình). Để có được quyền này thì kết quả của việc tung xúc xắc phải là “nhất” hoặc “lục” mới được ra một quân và quân này phải đứng ngay vị trí bắt đầu.

    • Di chuyển: Một khi trên bàn cờ đã có ít nhất một quân cờ của mình được tham gia di chuyển thì ta có thể căn cứ vào kết quả của việc tung xúc xắc để di chuyển nó. Kết quả bao nhiêu thì đó là số bước được/phải di chuyển (không di chuyển nhiều hay ít hơn kết quả). Trong khi di chuyển có một số tình huống xảy ra.

    • Bị cản: Một quân cờ bị cản, tức là có một quân cờ khác (của mình hoặc của đối phương) đứng trước nó mà khoảng cách bước đi giữa hai quân nhỏ hơn kết quả việc tung xúc xắc của mình. Trường hợp này không được vượt qua mặt quân cờ đứng trước hoặc di chuyển ngược lại mà phải chọn quân khác để đi. Nếu không còn quân nào để đi thì xem như mất lượt.

    • Đá: Tức là làm cho quân cờ đối phương (đứng trước quân cờ mình) bị mất quyền tham gia di chuyển trên bàn cờ. Chỉ xảy ra khi khoảng cách giữa hai quân đúng bằng kết quả lượt tung xúc xắc của mình, khi ấy, quân mình đến thế chỗ cho quân đối phương (không áp dụng để đá quân cờ của mình). Người chơi không nhất thiết phải đá khi có cơ hội mà có thể bỏ qua để đi con khác. Trường hợp quân mình đứng ngay sát quân đối phương gọi là sát nút.

    • Về cửa chuồng: Khi quân cờ của mình di chuyển được một vòng (chỉ một vòng mà thôi) quanh bàn cờ thì về đến cửa chuồng. Về đến cửa chuồng vẫn có thể bị đối phương đá, nếu có thể. Chỉ một khi vào chuồng mới loại trừ khả năng này.

    • Vào chuồng: Khi quân của mình đang đứng trước cửa chuồng và đang trên lượt đi của mình, người chơi có thể chọn lựa.

    • Vào chuồng theo kết quả của việc tung xúc xắc. Lúc này, ta phải xếp quân tiến từng ô một, kế tiếp ô ta đã đưa quân vào (ví dụ: vào ô số 2 nếu kết quả tung là “hai”, sau đó phải tiến đến ô số 3 rồi đến số 4, 5, 6) mà không quên di chuyển các quân còn lại để tiếp tục về chuồng.

    • Bỏ qua đi quân cờ khác. Việc bỏ qua để đi quân cờ khác là việc mạo hiểm, nhưng nó là một chiến thuật, bởi vì chờ đến khi lượt tung xúc xắc của mình có kết quả cao, ví dụ như “sáu” chẳng hạn, ta được quyền đi thẳng đến ô số 6 trong chuồng mà không phải trải qua việc xếp quân.

    • Phân thắng bại: Ai có đủ bốn quân cờ đã vào chuồng và xếp vào đúng bốn ô đầu là 6, 5, 4 và 3 là người chiến thắng. Những bé tiếp theo tiếp tục chơi để giành vị thứ tiếp theo. Nếu có hai người chơi thì dừng lại.

    Nguồn: http://www.lienhiepthanh.com/vi/day-choi-co-ca-ngua-lien-hiep-thanh/
     
    Last edited: 14 Tháng bảy 2017

Chia sẻ trang này