1. lmahanoi

    lmahanoiThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    10 Tháng năm 2016
    Bài viết:
    309

    Hà nội Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần điều kiện gì?

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi lmahanoi, 11 Tháng tám 2017.

    Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần điều kiện gì?

    Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần điều kiện gì?

    Mỗi quốc gia đều có những quy định về vấn đề đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và các quốc gia lại quy định không giống nhau về vấn đề này. Chính vì vậy mà khi Nhà đầu tư muốn đầu tư vào một quốc gia nào đó thì họ cũng luôn phải tìm hiểu xem quốc gia đó có những yêu cầu, điều kiện gì đối với việc đầu tư, để từ đó họ kiểm tra xem bản thân có phù hợp để đầu tư vào đây hay có gì cần thay đổi hay không?

    Dau tu nuoc ngoai vao Viet Nam can dieu kien gi

    Một nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần chú ý đến các điều sau: tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, đối tác Việt Nam tham gia đầu tư và các quy định có liên quan được công bố trong các điều ước quốc tế và các văn bản luật của Việt Nam.

    Về cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư 2014, sửa đổi 2016

    Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích các điều kiện của từng hình thức đầu tư

    Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế(theo Điều 22 LĐT)

    – Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    + Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

    + Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    – Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

    – Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

    + Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

    + Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

    + Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Như vậy, đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài cần những điều kiện sau:

    • nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
    • Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
    Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

    Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

    Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    • Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế(Điều 24 LĐT)

    – Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

    – Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.

    + Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

    (1). Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

    a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần

    b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

    c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

    (2). Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

    a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

    b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

    c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

    d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

    (3). Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.

    Những điều kiện đối với hình thức đầu tư này:

    • Về góp vốn: nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn dưới các hình thức dưới đây:
    a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

    b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

    c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

    • Về mua cổ phần, phần vốn góp: Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
    a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

    b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

    c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

    d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này

    Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP(théo Điều 27LĐT)

    – Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

    – Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.

    Đối với hình thức đầu tư PPP:

    • Lĩnh vực: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp. mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công
    • Kí kết hợp đồng với cơ quan nhà nước
    Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (theo Điều 28 LĐT)

    – Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

    – Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. – – Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

    Điều kiện: Các bên tham gia hợp đồng BCC phải thành lập ban điều phối

    Trên đây là một số điều kiện về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nếu Qúy khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu tư vấn về những vấn đề khác về đầu tư. Xin Qúy khách liên hệ với Luật Minh Anh để được giải đáp chu đáo và tận tình nhất.


    Dau tu nuoc ngoai vao Viet Nam can dieu kien gi2
     

Chia sẻ trang này