1. chuyentienquocte

    chuyentienquocteThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    21 Tháng tư 2016
    Bài viết:
    89
    Số điện thoại:
    0967765844

    Toàn Quốc Dấu hiệu Trung Quốc sẽ khủng hoảng tài chính trong 3 năm tới?

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi chuyentienquocte, 21 Tháng chín 2016.


    Chuyển tiền sang trung quốc TPTrans chia sẻ bài viết Dấu hiệu Trung Quốc sẽ khủng hoảng tài chính trong 3 năm tới?

    Hàng loạt dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính trong 3 năm tới.

    Đây là cảnh báo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) gửi đến Trung Quốc. Reuters dẫn thông tin từ BIS cho biết, thước đo nợ Trung Quốc đã chạm mức cao kỷ lục trong quý 1/2016.


    Khoảng cách tín dụng so với GDP của Trung Quốc đạt 30,1% hồi quý 1, cao nhất từ trước đến nay và lớn hơn nhiều so với ngưỡng 10% được cho là đủ để trở thành rủi ro với hệ thống ngân hàng của một nước.


    Chỉ số đo lường sự khác biệt giữa tỷ lệ tín dụng trên GDP hiện thời của đất nước và xu hướng dài hạn của nó.

    Trong khi đó, theo Viện Chính sách Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tổng nợ của Đại lục đạt 168.480 tỷ nhân dân tệ, hay 25.000 tỷ USD, tính đến cuối năm ngoái, tương đương 249% GDP.

    Dau hieu Trung Quoc se khung hoang tai chinh trong 3 nam toi
    Nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc tăng cao trong thời gian qua
    Giới phân tích cảnh báo nguy cơ cho vay phình to làm dấy lên cuộc khủng hoảng tài chính, vì nợ xấu và vỡ nợ trái phiếu tăng. Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng ở Trung Quốc có thể để lại tác động đáng kể trên toàn cầu, giữa lúc nhiều nền kinh tế vẫn còn chật vật phục hồi từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ tín dụng trên GDP của Đại lục trong thời gian đó cao hơn tất cả các nước trong bảng khảo sát vốn bao gồm 43 nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Hy Lạp và Anh.

    Cảnh báo trên Reuters khá tương đồng với tờ Economist hồi tháng 7 năm nay. Khi ấy, Economist cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đang dần mất kiểm soát hệ thống tài chính trong nước. Bất chấp các nỗ lực liên tục nhằm kìm hãm, các hình thức cho vay phi chính thức vẫn phát triển mạnh. Giá trị những "tài sản ngầm" này đã tăng hơn 30% mỗi năm trong suốt 3 năm qua.

    Trên lý thuyết, các ngân hàng ngầm sẽ giúp đa dạng hóa nguồn tài chính cho người vay, và san sẻ rủi ro với các ngân hàng truyền thống. Nhưng trên thực tế, ranh giới giữa ngân hàng ngầm và ngân hàng truyền thống đang dần nhạt nhòa.

    Việc này đang tạo ra hai loại rủi ro. Thứ nhất, các ngân hàng có khả năng lỗ vượt dự báo. Mong muốn có lợi nhuận khi kinh tế chậm lại, rất nhiều ngân hàng Trung Quốc đã xếp các khoản cho vay rủi ro cao vào nhóm các khoản đầu tư để tránh bị kiểm tra và giảm số vốn phải dành lại.

    Những khoản vay ngầm này có giá trị tương đương 16% khoản vay đạt chuẩn, tính đến giữa năm 2015. Tỷ lệ này tăng mạnh so với chỉ 4% năm 2012.

    Rủi ro thứ hai là thanh khoản. Các ngân hàng trở nên phụ thuộc hơn vào "công cụ quản lý tài sản". Họ trả lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi ngắn hạn đó, rồi lại dùng số tiền đó cho vay dài hạn.

    Trong nhiều năm, Trung Quốc đã hạn chế các ngân hàng chỉ được cho vay không quá 75% tiền gửi, để đảm bảo họ luôn có nhiều tiền mặt dự trữ. Nhưng con số thực hiện tại đã lên tới gần 100%. Các ngân hàng cỡ trung cho vay tích cực nhất, và cũng sẽ là nơi dễ có biến động đột ngột nhất.

    Cái kết cho việc khối nợ Trung Quốc phình to có thể không giống hệt các vụ khủng hoảng tài chính trước đây. Do hệ thống tài chính ngầm của Trung Quốc lớn, nhưng chưa sản sinh ra bất kỳ sản phẩm nào phức tạp hoặc có tính quốc tế như khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2008.

    Sự biệt lập tương đối của hệ thống tài chính nước này cũng có nghĩa khả năng xảy ra sự kiện như khủng hoảng châu Á 1997-1998 là nhỏ.

    Một số người lo ngại Trung Quốc sẽ như Nhật Bản thập niên 90, tăng trưởng chậm dần và rơi vào suy thoái. Nhưng hệ thống tài chính của họ hỗn loạn hơn, với nhiều áp lực bị rút vốn hơn Nhật Bản. Vì thế, khủng hoảng Trung Quốc có khả năng xảy ra đột ngột và nghiêm trọng hơn nhiều so với tốc độ từ từ của nước láng giềng.

    >>>> 1,3 nghìn tỷ USD ở Trung Quốc đang đối mặt với khả năng vỡ nợ

    >>>> Núi nợ của Trung Quốc đang phình to như thế nào?
     

Chia sẻ trang này