Ấm Tử Sa một trà cụ quen thuộc với những người uống trà,.Ngày nay kinh tính giao thương phát triển ấm tử sa đã dần trở nên phổ biến với nhiều giá cả và phẩm cấp khác nhau tùy theo túi tiền của người mua. Tuy nhiên để chọn cho mình một chiếc ấm tử sa tốt mà vừa túi tiền cũng không phải là điều dễ dàng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá tành của một chiếc ấm tử sa hay trà cụ bằng đất tử sa. Chúng ta có thể liệt kê ra đây một vài tiêu chí then chốt quyết định giá thành của một chiếc ấm tử sa đó là : - Nguyên liệu dùng làm ấm tử sa: Chúng ta thường nghe rằng đất tử sa là ngũ sắc thổ nghĩa là có năm màu khác nhau nhưng thực tế không hề đơn giản như vậy. Ngày nay do công nghệ nung, phối màu giữa các loại đất với nhau hoặc có nhiều loại khoáng tử sa mới nên trên thị trường ấm cũng rất đa dạng về màu sắc chất liệu. Điều này làm những người mới chơi ấm rất khó phân biệt loại đất, loại nào tốt hay loại nào thuộc danh mục nào …. - Chế tác của một chiếc ấm tử sa : Đây chính là phần rất phức tạp và cũng nhiều hứng thú trong việc chọn ấm và mua ấm. vì có rất nhiều tiêu chí đánh giá đâu là một chiếc ấm được chế tác tốt như vòi, nắp, hoa văn … đó là độ tinh xảo và thêm nữa là hình dáng kiểu dáng âm, tât nhiên đây cũng là phần liên quan đến gu thẩm mỹ của người chơi nên mỗi người sẽ chọn cho mình một dáng ấm yêu thích dựa trên những tiêu chí cụ thể của bản thân hay của loại trà mình đang dùng . Các bạn có thể đọc bài viết : Các dáng ấm tử sa phỏ biến để tìm hiểu thêm. - Tác giả làm ấm tử sa : Tác giả làm ấm hay lò làm ấm là một yếu tố quyết định khá lớn trong giá thành của một chiếc ấm. Tuy nhiên với tôi thì yếu tố này nên được xem xét sau cùng nếu bạn chỉ là một người mua ấm về dùng pha trà chứ không phải dân sưu tập ấm. Một chiếc ấm có công năng tốt, chế tác tốt, nguyên liệu tốt nhưng giá thành bị đội lên do người làm ấm hay chính là tiền thương hiệu thì bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi mua nếu không phải là người sưu tầm ấm. - Các yếu tố khác quyết định giá thành một chiếc ấm tử sa : Có thể liệt kê ra như độ mới hay cũ của một chiếc ấm, ấm cũ thường có nguyên liệu tốt hơn và nếu chiếc ấm cũ được chủ nhân trước chăm sóc kỹ càng lên màu tốt thì hiển nhiên giá sẽ cao hơn một chiếc ấm mới. Ngoài ra nhiều chiếc ấm được khắc thư pháp, tranh .. nên việc người khắc là ai có khi chiếm đến một nửa giá thành của một chiệc ấm . Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng lập một danh mục các loại nguyên liệu dùng trong sản xuất ấm tử sa. Bài viết sẽ giới thiệu về từng loại đất, dòng đất, phân theo từng mục để dễ dàng tra cứu. Bài viết này chúng tôi dùng nhiều nguồn tài liệu tham khảo tiếng trung, tài liệu chia sẻ của các trà hữu và kinh nghiệm trong quá trình chơi và sưu tập ấm tử sa. Hy vọng sẽ trở thành nguồn tham khảo cho các bạn yêu trà mê ấm khi cần tra cứu về các loại đất hay khoáng tử sa .Đặc tính của đất Có tính ổn định cao, dễ tạo tác, độ bền cao, có thể làm được những loại tượng lớn, nó là loại nguyên liệu mà rất nhiều người thích dùng.Độ khó: Dễ sinh ra quá trình oxy hóa sắt, nhiều cát và thậm chí là lẫn cả các loại hóa thạch khác.Đặc điểm Màu sắc ổn định, nhìn sang trọng, thành phẩm tương đối rẻ, càng dùng lâu màu sắc càng đẹp lôi cuốn lòng người.1.3 : Nguyên Khoáng Thanh Thủy Nê Giới thiệu: Nguyên khoáng thanh thủy nê theo quan niệm của người xưa, ấm làm bằng chất liệu này sau khi dùng một thời gian rất dài thì hương vị lưu lại rất nồng nàn vì thế mà những người làm gốm sứ ngày xưa rất thích dùng loại đất này.Còn rất nhiều sản phẩm làm từ loại đất này còn lưu lại đến ngày nay. Cái tên Thanh Thủy Nê luôn được người làm và người dùng yêu thích. Loại đất này có đặc điểm là khô ẩm dễ tạo tác, tính ổn định cao, độ kết dính hợp lý. Thanh Thủy Nê là loại quặng tinh khiết, những người làm gốm sứ Nghi Hưng gọi nó là “Phổ Nê” vì nó là loại nguyên liệu dễ kiếm. Loại tốt thì hiếm và đắt, loại xấu thì nhiều mà lại rẻ. Những người chơi ấm thường gọi nó là “Hồng Tử Nê” Nhiệt độ nung khoảng 1160 độ C Độ co ngót khoảng 12%Nơi khai thác: Núi Hoàng Long Sơn-Giang Tô-Nghi HưngĐộ khó: Khi làm phải luyện lại đất, nếu không nó dễ chuyển thành màu đen, khi luyện phải lưu ý quá trình Oxy hóa sắt và phải loại bỏ đá vôi lẫn trong nó.Đặc tính khi sử dụng: Ấm trà được làm bằng nguyên liệu nguyên khoáng thanh thủy nê sử dụng lâu ngày sẽ chuyển sang màu đỏ hồng.1.4 : Ngọc Sa Liệu Nguyên khoáng Ngọc Sa là một trong những loại nguyên khoáng Tử Sa có tính thoát khí rất mạnh, đặc điểm biểu hiện chủ yếu của nó là sau khi rót nước lên thân ấm thì nó sẽ bốc hơi khô ngay lập tức, khi rót nước sôi vào trong ấm chúng ta sẽ nhìn thấy khí nóng bốc lên rất mạnh.Đặc điểm: Ấm trà làm từ nguyên khoáng Ngọc Sa nếu như sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến bám cao trà, làm cho các lỗ thoát khí bị tắc, nên chúng ta phải nung lại nó trong lò có nhiệt độ cao và chiếc ấm lại trở lại như mới. Nhiệt độ nung : 1180 độ C Độ co rút : 11% Nơi khai thác: Nghi Hưng-Trung Quốc 1.5. Ngũ Sắc Thổ Đất ngũ sắc dùng để làm tất cả các loại ấm Tử Sa, độ mịn của nó nằm trong khoảng giữa từ mục 8 đến mục 16 (Đây là thuật ngữ dùng phân loại độ mịn của đất Tử Sa, nghĩa là độ mịn của loại đất này nằm trong khoảng từ 1,18mm đến 1,40mm), việc tinh luyện nguyên khoáng này đều phải làm thủ công vì nó cũng giống như Tử ngọc Kim Sa là loại nguyên liệu rất thô, do quặng này chưa trải qua quá trình nung ở nhiệt độ cao nên chỉ có thể áp dụng các phương pháp tinh luyện thủ công mà thôi, nếu không thì nó rất dễ bị Oxy hóa và dễ vỡ, vì vậy để làm được những chiếc ấm Tử Sa ngũ sắc thì phải dùng những phương pháp đặc biệt trong quá trình chế tác. Nhiệt độ nung: Khoảng 1160 độ C Độ co ngót: Khoảng 12% Nơi khai thác: Núi Hoàng Long Sơn-Giang Tô-Nghi Hưng Đặc tính: Dễ vỡ, dễ bị Oxy hóa1.6 : Tử Kim Sa Tử Kim Sa thuộc loại quặng cộng sinh, nằm trong tầng giữa của Tử Nê, đây là loại nguyên liệu thuộc loại quý hiếm, nó được hình thành từ quá trình luyện nghuyên khoáng Tử Nê, loại nguyên nguyên liệu này tương đối xốp nên khi làm ấm từ loại nguyên liệu này chiếc ấm sẽ có độ đối lưu không khí hai chiều rất rốt. Dùng lâu ngày chiếc ấm sẽ càng lộ ra những nét tinh tế làm lôi cuốn lòng người. Đặc tính của loại đất này là có tính ổn định cao, dễ làm Độ nung khoảng 1180 độ C Độ co ngót khoảng 11% Nơi khai thác: Núi Hoàng Long Sơn-Giang Tô-Nghi Hưng1.7 : Tử Ngọc Kim Sa Tử Ngọc Kim Sa thuộc mục 16 ( Tức độ mịn là 1,18mm), đây là nguyên khoáng Tử Sa được tinh chọn, nó được nung trong lò ở nhiệt độ khoảng 800 độ C để loại bỏ những tạp chất, sau đó nguyên khoáng này lại được tiếp tục tinh luyện. Loại khoáng này tương đối thô nên việc chế tác là tương đối khó, những hạt khoáng thô bắt buộc phải làm cho mịn, Vì đây là loại khoáng thô do đó khi mở nắp ấm ra ở phần miệng nó sẽ có hình răng cưa cao thấp không đều, nên việc làm nhẵn phần nắp ấm cho khít hoàn toàn cũng khó khăn hơn nhiều. Nhiệt độ nung: Khoảng 1180 độ C Độ co ngót: Khoảng 11% Nơi khai thác: Núi Hoàng Long Sơn-Giang Tô-Nghi Hưng-Trung Quốc Đặc tính: Là loại quặng tương đối thô, khó chế tác Độ khó: Trong quá trình nung, thường hay nứt vỡ nên thành phẩm thường rất ít, thông thường một chiếc ấm thường trải qua từ 3 đến 5 lần nung và thường có 2 lần nung ở nhiệt độ khác nhau. Đặc điểm: Do đặc thù của loại khoáng này, nên mọi chiếc ấm làm từ nó đều có độ thoát khí rất tốt, có đặc tính là thấm nước nhưng không rò rỉ, so với những loại khoáng khác thì độ thoát khí của nó là rất tốt.