1. dongtractst

    dongtractstThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    3 Tháng tám 2015
    Bài viết:
    104

    Hà nội Cửa kính thủy lực có cấu tạo như thế nào?

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi dongtractst, 14 Tháng năm 2016.

    Cửa kính thuỷ lực đẹp được cấu tạo thành từ mái kính cường lực ( tiêu chuẩn dày 10-12mm) và các phụ kiện bằng inox 304 được nhập chính hãng các phụ kiện chuẩn thì khi đóng mở không gây ra tiếng động và không bị han gỉ trong quá trình sử dụng.
    Phụ kiện cửa kính cường lực cơ bản gồm:
    - Kẹp trên, kẹp dưới, kẹp giữa, kẹp ty, kep ngỗng trên
    - Bản lề âm sàn
    - Khoá sàn
    - Nhôm xập
    - Tay nắm cửa thuỷ lực
    - Keo dán kính APL ( A200,A300,A500…)

    Cua kinh thuy luc co cau tao nhu the nao

    a. Kính: Kính có thể là kính cường lực, kính dán hoặc kính thường. Thông thường cửa kính thủy lực có độ dày tối thiếu 10mm (đối với kính cường lực) hay 12mm (đối với kính thường). Kích thước của kính phụ thuộc yêu cầu thiết kế, thi công của chủ công trình, nhu cầu sử dụng hay do đặc thù của mặt bằng. Chiều cao quy chuẩn là 2200mm. Ứng với bề ngang mỗi cánh cửa có các khoảng kích thước là dưới 800mm(L1), từ 800 đến 1000mm(L2), trên 1000 đến 1200mm(L3), trên 1200 đến 1500mm(L4). Trường hợp cánh có kích thước lớn hơn thì hoặc chuyển thành cửa kính trược hoặc làm thành vách kính. Mặc định kính làm cua kinh thuy luc là kính trắng trong không màu, không hoa văn. Tùy theo yêu cầu của khách hàng có thể phun cát làm nhám 1 phần diện tích để tạo chữ hoặc hình, có thể phun sơn hay làm kính màu cho cửa nhựa đông á.

    Trọng lượng của kính trắng tiêu chuẩn được tính theo công thức: 2,5(kg/mm x m2) x A(độ dày mm)x B( diện tích kính tính theo m2). Ví dụ tấm kính cường lực (hoặc thường) có độ dày 10mm, kích thước 1000×2000(mm) có trọng lượng là 2,5x10x2=50(kg). Việc tính trọng lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn bản lề phù hợp.

    b. Kẹp kính: Kẹp kính có 2 loại: loại thanh ngang dài (kẹp lớn) và loại kẹp nhỏ. Nếu dùng kính thường thì bắt buộc phải dùng kẹp lớn, vì kính thường yếu, mở ra đóng vào sẽ không chịu được, gọi là bị vặn hoặc giằng kính, sẽ nứt, vỡ.. Dùng kẹp nhỏ thì trông thanh hơn. Trên thì dùng kẹp trên, dưới thì dùng kẹp dưới. Kẹp dưới dính ở cạnh dưới của kính, được gắn với kính bằng cách khoan 2 lỗ Ø= 12mm (thông thường kính dày bao nhiêu thì khoan lỗ Ø bấy nhiêu), cách nhau đúng bằng khoảng cách ở trên kẹp kính. 2 miếng kẹp kính được nối với nhau bằng 2 đoạn kim loại bền chắc tạo thành kẹp kính. Mặt dưới của kẹp dưới có 1 lỗ có kích thước và kiểu dáng phù hợp với trục của bản lề cửa thủy lực- vì có 2 loại trục vuông hoặc dẹt (ở trên đã nhắc tới).

    Trong trường hợp cửa cần làm khóa thì cũng có thể làm thêm 1 kẹp dưới nữa, mỗi cánh 1 cái. Khóa đóng theo nguyên tắc là khóa từng cánh, và cắm thẳng phần lõi khóa xuống nền. Nếu không có thể dùng khóa dây, khóa 2 tay nắm lại. Kẹp trên nằm phía trên tấm kính có cấu tạo tương tự kẹp dưới.

    Phía trên kẹp trên có 1 lỗ nhỏ dùng để gắn kết với 1 chiếc kẹp dưới nhưng là được gắn ở trên, thông qua 1 đoạn kim loại nhỏ thon tròn, thon ở giữa, gọi là “ngỗng”. Nếu gọi đúng thì phải gọi là bộ kẹp trên. Phần dưới của bộ kẹp trên thì không có gì, nhưng phần trên thì khá đa dạng. Có khi giống phần dưới, có khi là chữ L, hay có thể 3 cạnh như trục tọa độ, điều này phụ thuộc mặt bằng dính kính, hay bắt kẹp kính như thế nào.

    Phần trên kẹp trên thường được bắt vào 1 báo giá mái kính, đôi khi là 2 tấm hay cũng có thể là 3 tấm, rồi kết nối với phần dưới. Nhung cũng có 1 số trường hợp, phần trên nằm ngầm hẳn vào trong trần, nên nhìn qua chỉ thấy phần dưới. Kẹp lớn có thể mua loại chuyên dụng (rất đắt) nhưng khá đẹp, hoặc loại phổ thông dùng trong xây dựng được tùy biến dùng với kính (đa số). Thi công bằng cách đo kích thước kích rồi cắt. Dính kẹp lớn với kính bằng keo, loại khi đông cứng trông như mủ cao su trắng, rất chắc chắn không lo bị nứt vỡ, rời khi có va chạm hay thay đổi nhiệt độ. Nếu dùng loại keo dính thông thường như kiểu 502 thì chỉ bắt chết một số đồ, hoặc chỗ ít va chạm hoặc thay đổi nhiệt.

    c. Bản lề: Trên thị trường hiện có nhiều nhãn hiệu cung cấp bản lề cửa thủy lực khá phổ biến là VPP của Thái Lan, Hafle, Hand và Newstar (xuất xứ khá đa dạng, từ liên doanh đến nhập khẩu Trung Quốc, Đài Loan, và Nhật Bản). Nguyên lý hoạt động của bản lề này là hãm lực giảm dần đều bằng dầu, gần giống giảm xóc xe máy. Vì vậy lựa chọn sai công suất có thể làm hỏng thiết bị nếu quá tải hoặc lãng phí nếu dư nhiều công suất. Cửa có thể mở 90 độ về cả 2 phía, hoặc chỉ đẩy về 1 phía. Tại điểm “kịch” thì có mấu chốt, giữ cửa không tự “trôi” về điểm “đóng”. Một số loại có có tính năng tự hút khi đến gần điểm đóng, đảm bảo “khít” giữa 2 cánh. Trong quá trình vận hành cũng tuyệt đối không để bụi, chất lỏng rơi vào (về lý thuyết thiết bị được thiết kế kín).

    Bản lề nối với kính qua kẹp kính bằng một trục (ngỗng) xoay tròn, dính liền với bản lề, có cạnh hơi dẹt hoặc vuông.


    d. Tay nắm tay đẩy: Phải lắp mỗi cánh 1 bộ gồm 2 phần nằm đối nhau qua tấm kính. Kiểu dáng, chất lượng khá đa dạng. Tay năm cửa kính thủy lực có tác dụng tránh dính vết ở trên tay lên kính, làm mờ kính. Bên cạnh đấy tay nắm cũng giúp việc mở ra đóng vào thuận tiện hơn. Có thể dùng để khóa bằng khóa dây. Có muôn vàn chủng loại, nhiều hãng khác nhau, giá từ 285.000VND/bộ đến cả triệu đồng.
     

Chia sẻ trang này