Chuyển tiền sang Trung quốc TPTrans chia sẻ bài viết Hết thời hàng giá rẻ, cú sốc tăng giá là thứ Trung Quốc sắp gửi đến kinh tế toàn cầu Sau nhiều năm đóng vai trò là công xưởng của thế giới và liên tiếp đánh bại đối thủ nhờ chi phí rẻ, các nhà máy sản xuất của Trung Quốc đang gửi đến toàn cầu một cơn sốc mới: tăng giá sản phẩm Để hiểu tại sao, hãy xem xét vấn đề nan giải của Jiangmen Luck Tissie – nhà sản xuất giấy lụa hàng đầu Trung Quốc. Công ty này đang bị kẹp trong thế gọng kìm bởi chi phí nhân công tăng và cầu ảm đạm, khiến số nhân sự giảm một nửa. Để sống sót, họ đã phải hạ giá thành và chuyển sang sản xuất tự động. Tuy nhiên, giờ đây công ty đang xem xét tăng giá sản phẩm lần đầu tiên kể từ năm 2010. “Chúng tôi không thể giảm giá thêm được nữa”, Roger Zhao - phó giám đốc 52 tuổi của một chi nhánh ở Jiangmen, phía Nam tỉnh Quảng Đông chia sẻ. “Hiện nay nó đã tăng lên khá cao và tôi không nhìn thấy một khả năng nào có thể giảm chi phí cả, tôi đang tìm cách để tăng giá lên một chút”. Tại hội chợ thương mại Canton Fair tổ chức ở Quảng Châu, hầu hết các nhà xuất khẩu từ đồng hồ cho đến bồn tắm đều cho rằng: “Để có thể tồn tại, những nhà máy ở Trung Quốc phải tìm cách bù lại phần lợi nhuận đã bị mất ngay cả khi cầu ảm đạm”. Được tổ chức 1 năm 2 lần, hội chợ thương mại là nơi quy tụ của 25.000 nhà xuất khẩu và 180.000 người mua hàng hầu hết đến từ các nước khác. Trong tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên sau 5 năm, chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng và giá thành phẩm đã thoát ra khỏi vùng âm. “Giá thành phẩm trở lại vùng tăng trưởng dương đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong áp lực giảm phát tại Trung Quốc cũng như toàn cầu”, Shane Oliver – giám đốc chiến lược đầu tư tại AMP Capital Investors tại Sydney nhận định. “Mặc dù, đó mới chỉ là bước đầu tiên. Chúng ta vẫn đang đợi đến bước thứ 2: cầu và thương mại toàn cầu tăng”. Các quốc gia có hàng hóa Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng, trong đó Nhật Bản (25%) và Úc (23%) là 2 quốc gia chịu tác động nhiều nhất “Nó sẽ ảnh hưởng đến giá nhiều loại hàng nhập khẩu quen thuộc của Úc như thiết bị gia đình và TV màn hình lớn”, Michael Blythe – kinh tế trưởng tại Commonwealth Bank of Australia – ngân hàng cho vay lớn nhất nước Úc nhận định. Tuy nhiên những cơn gió ngược thổi tới lạm phát vẫn rất mạnh. Cầu thế giới vẫn rất ì ạch và trong tháng này IMF còn cảnh báo rủi ro giảm phát tăng tại nhiều nền kinh tế phát triển. Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 của Trung Quốc giảm 10% đã đánh dấu một sự sợ hãi. Bộ số liệu công bố hôm thứ 6 vừa qua cho thấy đà giảm phát vẫn đang tiếp diễn bên ngoài Trung Quốc, giá tiêu dùng trong tháng 9 của Nhật Bản đã giảm liên tiếp 7 tháng. Sandy Chang – chủ công ty sản xuất nội thất phòng tắm tại Đông Quan, Quảng Đông – cho biết cầu tại các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ đã giảm khá sâu. So với năm 2012, doanh thu của công ty tại 3 thị trường này đã giảm 30%. Trong khi, chi phí nhân công tăng 4 lần trong suốt thập kỷ. So với năm 2014, công ty của bà Chang đã cắt giảm nhân công xuống một nửa và giờ chỉ còn khoảng 100 người. Chi phí nguyên vật liệu cũng đang tăng. “Không thể giảm giá hơn được nữa”, bà chia sẻ tại hội chợ thương mại Canton Fair. “Cách duy nhất để thoát ra tình trạng này là phải hoạt động hết công suất, tiết kiệm chi phí đầu vào và thu lợi nhuận nhờ số lượng”. Sáng lập viên Winmart Design – Lin Haobin cho biết công ty tại Thâm Quyến của anh đã cắt giảm giá thành chỉ còn khoảng 70% so với thời điểm năm 2013, nhưng với mức chi phí nhân công đắt gấp 2 lần năm 2012 như hiện nay, anh không thể cắt giảm giá thành hơn được nữa. Một nhà sản xuất đồ chơi Shantou Chuangxiang Toys Factory tại Quảng Đôgn lại cho biết sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh mới nổi trong ngành đã buộc 90% sản phẩm của công ty phải giảm giá để giữ thị phần. Công ty chỉ có thể tăng giá nếu có thêm sáng tạo trong sản phẩm. Đối với Jiangmen Luck Tissue, công ty không có nhiều lý do để tăng giá. Zhao cũng đang tìm hiểu khả năng chống đỡ của thị trường nếu giá tăng. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ giảm giá cũng giúp đem lại một vùng đệm, giúp các nhà xuất khẩu duy trì lợi ích khi trao đổi bằng đồng tệ, ngay cả khi giữ giá hàng hóa không đổi nếu tính bằng đồng USD. Điều này có thể làm chậm lại quá trình di chuyển của hàng hóa xuất khẩu. “Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc phá giá đồng tệ khi áp lực giảm phát đang cao”, David Loevinger – cựu chuyên gia Trung Quốc tại Bộ Tài chính Mỹ hiện nay đang là chuyên gia phân tích tại công ty quản lý quỹ TCW ở Los Angeles nhận định. “Có thể họ đã không giết chết con thú giảm phát, mà quyến rũ nó”. >>>> Chuyển tiền sang trung quốc: Trung Quốc “tấn công” Hollywood >>>> Trung Quốc vượt Mỹ thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới