Công nghiệp điện cần sự phát triển vượt bậc Trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, nếu ngành Công Thương mang trọng trách “đầu tàu” thì năng lượng chính là một trong những nhiên liệu chính để giá bán máy phát điện denyo đoàn tàu được vận hành thông suốt. Đồng hành cùng sự phát triển của Ngành, với vai trò chủ đạo trong cung ứng điện, trong những năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cơ bản đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Khi chính quyền cách mạng của nước Việt Nam non trẻ vào tiếp quản thủ đô Hà Nội năm 1954, nguồn điện lúc đó mới đạt khoảng 31,5 MW, tương đương với sản lượng 53 triệu kWh/năm. Đến nay, sau 57 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, tổng sản lượng điện sản xuất và giá máy phát điện denyo mua ngoài của EVN đã đạt trên 97,25 tỷ kWh, vượt 4,25 tỷ kWh so với chỉ tiêu đề ra trong “Chiến lược phát triển điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng năm 2020”. Đặc biệt, đến năm 2010, EVN đã đảm bảo 100% số huyện, 98,4% số xã và 95,86% hộ dân nông thôn có điện, cao hơn nhiều nước trong khu vực, vượt 5,86% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng X đề ra, góp phần làm thay đổi cơ bản diện mạo kinh tế và xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đóng góp to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào. Sản lượng điện thương phẩm đến cuối năm 2010 đạt 85,6 tỷ kWh, điện thương phẩm bình quân ước đạt 981 kWh/người/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt trên 13,7%, gấp hơn 2 lần so với tăng trưởng GDP. Những năm gần đây, diễn biến thời tiết bất thường, hạn hán kéo dài và thường xuyên gây khó khăn cho các nhà máy thủy điện, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực không mệt mỏi của gần 10 vạn cán bộ công nhân viên, EVN đã luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng tăng nguồn điện cho tiêu dùng và sản xuất, tạo điều kiện nền tảng căn bản cho phát triển kinh tế xã hội. Phát huy vai trò "...Năng lượng là bánh mỳ của ngành Công nghiêp..." (như lời phát biểu của Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khi về thăm EVN năm 2004), ngành Điện đã đóng góp một phần quan trọng để ngành Công nghiệp (nay là Công Thương) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 25% trong 20 năm đổi mới , tạo nên những thành tựu to lớn trong sự nghiệp CHH - HĐH đất nước. Tính đến hết năm 2010, tổng công suất lắp đặt tại các nhà máy điện của toàn hệ thống điện, khoảng 21.600 MW, trong đó nguồn điện do EVN đầu tư chiếm 67,3%. Thực hiện Quy hoạch điện VI, trong giai đoạn từ 2006 - 2010, EVN đã đầu tư trên 202 ngàn tỷ đồng xây dựng các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tổng công suất lắp đặt nguồn điện mới trên toàn hệ thống giai đoạn 2006-2010 tăng 11.000 MW. Hiện nay, EVN đã và đang xây dựng 29 nguồn điện với tổng công suất 11.800 MW, đóng điện đưa vào vận hành nhiều công trình lưới điện truyền tải 220 - 500 kV với tổng chiều dài đường dây 3.800 km, tổng dung lượng trạm 18.800 MVA. Các công trình trọng điểm quốc gia như: Thủy điện Sơn La (2.400 MW), Thủy điện Lai Châu (1.200 MW) và điện hạt nhân Ninh Thuận (công suất trên 4.000 MW) cũng đang và sẽ được xây dựng. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ cộng đồng. Từ năm 1995 đến nay, ngoài việc đầu tư hàng ngàn tỷ đồng đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, EVN đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào Quỹ Tấm lòng vàng, Quỹ Xoá đói giảm nghèo, Quỹ Giúp trẻ em nghèo vượt khó, khắc phục hậu quả lũ lụt... và đang phụng dưỡng gần 300 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Hiện nay, EVN đang hỗ trợ 3 huyện nghèo tỉnh Lai Châu là Phong Thổ, Than Uyên và Tân Uyên theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo nhất nước thuộc 20 tỉnh. Theo đó, trong giai đoạn 2009 - 2011, EVN hỗ trợ gần 280 tỷ đồng giúp các huyện này phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội một cách bền vững với các chương trình cụ thể như: phát triển lưới điện nông thôn, xóa nhà tạm, hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo, hỗ trợ về y tế cho học sinh THCS thuộc các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ dân tộc ... Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu, EVN đang đứng trước những nhiệm vụ mới, thách thức mới, khó khăn hơn nhưng cũng vẻ vang hơn. Đó là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ của đất nước. Bên cạnh đó là thực hiện thị trường hóa giá điện nhằm đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành Điện. Từng bước hình thành và báo giá máy phát điện denyo phát triển thị trường điện cạnh tranh. Hoàn thành chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện... Với những đóng góp quan trọng cho ngành Công Thương và đất nước, EVN đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cao quý. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp to lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đồng thời cũng tạo động lực để EVN tiếp tục vươn lên lập nhiều thành tích mới trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.