1. mintmintonline

    mintmintonlineThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    18 Tháng hai 2021
    Bài viết:
    693

    Hà nội Công dụng Cúc hoa theo y học cổ truyền

    Thảo luận trong 'Làm đẹp' bắt đầu bởi mintmintonline, 28 Tháng tư 2021.

    Giá bán:
    0
    Ngày nay, không ít các loài hoa cỏ tự nhiên được sử dụng trong việc bào chế thuốc hay thực phẩm dưỡng sinh. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cúc hoa – vị thuốc quý từ thiên nhiên. Bởi vì, cúc hoa không chỉ có sắc vàng rực rỡ tượng trưng cho mùa thu mà còn được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị một số bệnh thường gặp.

    NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÚC HOA
    Giới thiệu chung
    ♦ Cúc hoa còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Tiết hoa (Bản kinh), nữ tiết, nữ hành, nữ hoa, nhật tinh, cảnh sinh, âm thành, chu doanh, truyền diên niên (Biệt lục), kim nhị, mẫu cúc (Bản thảo cương mục).

    ♦ Cúc hoa thường có 2 màu chính là cúc hoa vàng và cúc hoa trắng cùng với nhiều màu sắc khác nhau thuộc họ Cúc (Asteraceae).

    ♦ Tên khoa học của cúc hoa trắng: Chrysanthenum sinense

    ♦ Tên khoa học của cúc hoa vàng: Chrysanthenum indicum

    Đặc điểm của cúc hoa trắng và cúc hoa vàng
    Cúc hoa trắng

    ♦ Cúc hoa trắng hay bạch cúc là cây thuốc quý, sống một năm hoặc lâu năm. Thân cây đứng và nhẵn, có rãnh; mặt dưới lá cây có lông và màu xanh nhạt hơn trên bề mặt lá, có 3 – 5 thùy trái xoan tròn đầu hay hơi nhọn, có răng cưa ở mép, cuống lá có tai ở góc, đầu to, các lá ở ngoài hình chỉ và phủ lông trắng, các lá bên trong thuôn hình trái xoan.

    ♦ Trong đầu có khoảng 1 – 2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa phần lớn có hình ống và màu vàng nhạt, không có mào lông; tràng hoa có hình ống tuyến, 5 thùy; nhị 6, bao phấn ở tai ngắn; bầu nhẵn và nghiêng; quả bế có hình tương tự hình trái xoan; bông thường được dùng để ướp trà nhưng rất hiếm.

    Cong dung Cuc hoa theo y hoc co truyen
    Cúc hoa – vị thuốc quý từ thiên nhiên

    Cúc hoa vàng

    ♦ Cây mọc thẳng đứng cao khoảng 90cm; phiến lá có 3 cạnh tròn, thùy xẻ sâu; cụm hoa hình cầu, có đường kính nhỏ hơn cúc hoa trắng (1 – 1,5cm, trong khi đó cúc hoa trắng đo được là 2,5 – 5cm), cả hoa trong và hoa ngoài đều màu vàng.

    ♦ Hàng năm, vào cuối mùa thu đến tháng 1, tháng 2 năm sau loại cúc hoa vàng này sẽ được thu hái vào những ngày trời đẹp. Sau đó tiến hành sơ chế, phơi khô để được loại cúc hoa có màu vàng sáng, mùi thơm đặc trưng và vị đắng nhẹ.

    Bộ phận sử dụng, thu hái, chế biến và bảo quản cúc hoa
    ♦ Bộ phận dùng: Là hoa, chọn những hoa đóa nguyên vẹn, mùi thơm, màu tươi sáng; không lẫn với cành, cuống, lá; dùng hoa tươi sẽ tốt hơn.

    ♦ Thu hái: Cúc hoa vàng được thu hái từ cuối mùa thu đến tháng 1,2 năm sau, còn cúc hoa trắng thường được thu hái vào khoảng tháng 9 – 11 hàng năm khi hoa nở.

    ♦ Chế biến: Hái về khi cúc hoa vừa chớm nở, phơi nắng nhẹ hoặc phơi trong bóng râm, nhưng dùng tươi tốt hơn. Để bảo quản được lâu thì xông hơi lưu hoàng khoảng 2 – 3 giờ đến khi hoa chín mềm là được, nén khoảng một đêm, thấy nước đen chảy ra thì phơi khô và cất dùng.

    ♦ Bảo quản: Không nên phơi nắng nhiều vì sẽ mất đi hương vị và làm nát cánh hoa, làm biến màu, không sấy quá nóng, chỉ nên hong gió cho khô.

    Bảo quản cúc hoa ở nơi khô ráo thoáng mát, có thể xông diêm sinh định kỳ.

    THÀNH PHẦN VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÚC HOA
    Thành phần và tác dụng dược lý của cúc hoa trắng
    Trong cúc hoa trắng có các thành phần như: Borneol, chrysanthenone, camphor, cosmoiin, lutein-7-ramnoglucoside, apigenin-7-O-Glucoside.

    Tính vị quy kinh: Cúc hoa trắng có vị đắng mà ngọt, tính bình; quy vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận.

    Cong dung Cuc hoa theo y hoc co truyen
    Cúc hoa trắng giúp hoạt huyết hành khí, thông kinh chỉ thống

    Tác dụng dược lý theo y học cổ truyền

    ♦ Theo y học cổ truyền, cúc hoa trắng có tác dụng hoạt huyết hành khí, thông kinh chỉ thống.

    ♦ Chủ trị: Khí huyết ngưng trệ với biểu hiện đau ngực hoặc đau cánh tay, tổn thương do té ngã, đau bụng, kế kinh, viêm loét đường tiêu hóa…

    Tác dụng dược lý theo y học hiện đại

    ♦ Kháng khuẩn: Trong thí nghiệm, nước sắc cúc hoa trắng có tác dụng ức chế tụ cầu trùng vàng, trực trùng thương hàn, lỵ trực tràng Sonnei, liên cầu trùng dung huyết beta (Trung Dược Học).

    ♦ Điều trị cao huyết áp: Sử dụng nước sắc cúc hoa trắng cho 46 người bị cao huyết áp/ xơ mỡ động mạch. Chỉ trong 1 tuần đã cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, 35 người huyết áp trở lại bình thường. Sau 10 – 30 ngày sau, các triệu chứng còn lại tiến triển tốt (Chinese Hebral Medicine).

    ♦ Ức chế phần nào các loại nấm ngoài da (Theo Sổ tay lâm sàng Trung dược)

    Thành phần và tác dụng dược lý của cúc hoa vàng
    Trong cúc hoa vàng có chức các thành phần như: carotenoid (chrysanthemoxanthin), tinh dầu (α-pinen, β-pinen, myrcen, β-terpinen, p cymen…), Flavonoid, Sesquiterpen, các Acid amin, vita min A và một số thành phần khác…

    Tính vị quy kinh: Cúc hoa vàng có vị ngọt hơi đắng, tính mát; quy vào kinh tỳ vị, phế, thận.

    Tác dụng dược lý theo y học cổ truyền

    ♦ Theo y học cổ truyền thì cúc hoa vàng có tác dụng: Giải nhiệt, thanh can sáng mắt, giải độc, sát trùng.

    ♦ Chủ trị: Chứng hoa mắt – chóng mặt, đau đầu, đau mắt đỏ, chảy nước mắt nhiều, cao huyết áp, đinh độc mụn nhọt, sưng đau.

    Tác dụng dược lý theo y học hiện đại

    ♦ Hạ huyết áp, không gây ảnh hưởng đến lưu lượng tim và sự dẫn truyền thần kinh ở hạch;

    ♦ Kháng khuẩn, thanh nhiệt và hạ sốt;

    ♦ Giảm hưng phấn và giúp an thần ở những bệnh nhân sang chấn tinh thần.

    MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CÚC HOA
    Cong dung Cuc hoa theo y hoc co truyen
    Trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải độc, trị cảm sốt

    Để áp dụng cúc hoa trong điều trị bệnh, mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

    ♦ Trị cảm mạo, sốt cao, đau đầu, ho, háo nhiệt: Các vị thuốc tang diệp 12g; cúc hoa, cát cánh, hạnh nhân mỗi vị 8g; đạm trúc diệp, liên kiều, bạc hà, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc và chia thành 2 lần uống/ ngày trước bữa ăn.

    ♦ Sưng/ ngứa mắt, đau mắt đỏ, chảy nước mắt: Cúc hoa, lá tre tươi, bạc hà, kinh giới, lá dâu mỗi vị 12g. Đun sôi với lửa nhỏ, khi thuốc còn nóng thì hướng hơi thuốc và xông nhẹ vào bên mắt bị đau. Sau đó uống nước thuốc khi còn ấm, uống ngày 2 lần.

    ♦ Trị hoa mắt, chóng mặt, ngạt mũi, đau mắt đỏ: Cúc hoa, bạc hà, kinh giới, phòng phong, bạch chỉ, khương hoạt, tế tân, xuyên khung, cam thảo, hương phụ, bạch cương tàm, đồng lượng mỗi vị thuốc 10g, đem tán thành bột mịn, uống từ 4 – 6g/ lần với nước ấm, uống ngày 2 lần.

    ♦ Trị đinh độc, mụn nhọt, da tê bì: Cúc hoa 16g, cam thảo 20g, dạng thuốc hãm uống mỗi ngày một tháng, uống 2 – 3 lần/ ngày.

    ♦ Trị chứng âm hư hỏa vượng, hồi hộp, hay quên, đau đầu, hoa mắt, cao huyết áp: 8g cúc hoa; kỷ tử, câu đằng, hoài sơn, sa sâm, mạch môn, thục địa mỗi vị 12g; mẫu đơn bì, trạch tả, sơn thù, táo nhân, bá tử nhân, bạch phục linh mỗi vị 8g; sắc uống mỗi ngày một thang.

    #mintmintonline #dakhoahoancau
     

Chia sẻ trang này