1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    28 Tháng sáu 2022
    Bài viết:
    456

    Toàn Quốc Có được tách thửa đối với đất được hưởng thừa kế?

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi Xoanvpccnh165, 12 Tháng tư 2025 lúc 09:14.

    Khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người dân thường có mong muốn được tách thửa đất đối với đất được hưởng thừa kế. Vậy pháp luật có cho phép tách thửa đối với đất được hưởng thừa kế không?

    >>> Xem thêm: Có thể lập di chúc tại văn phòng công chứng ngoài giờ không? Thủ tục chi tiết

    1. Thế nào là tách thửa đất được hưởng thừa kế

    Đất được hưởng thừa kế là đất mà cá nhân, thành viên trong hộ gia đình có được thông qua hình thức thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

    Thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc chuyển quyền sử dụng đất của người đã chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.

    Như vậy, có thể hiểu tách thửa đất được hưởng thừa kế là thủ tục phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thành nhiều thửa đất khác nhau.

    Khi đó, từ một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất sẽ được tách thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất khác nhau.

    Co duoc tach thua doi voi dat duoc huong thua ke

    2. Có được tách thửa đối với đất được hưởng thừa kế không?

    Căn cứ theo Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người thừa kế như sau:

    1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

    3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.


    Như vậy, với quy định trên thì pháp luật không có quy định cấm người thừa kế không được tách thửa đất thừa kế. Đối với diện tích đất được hưởng thừa kế, cá nhân vẫn có thể tiến hành tách thửa nếu có mong muốn.

    Tuy nhiên, việc tách thửa này cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định pháp luật về đất đai quy định.

    3. Điều kiện tách thửa đất hưởng thừa kế thế nào?

    Cũng giống như các trường hợp tách thửa khác, thửa đất có yêu cầu tách thửa khi nhận thừa kế phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Thửa đất là di sản thừa kế đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Thửa đất là di sản thừa kế không có tranh chấp: Những người thừa kế còn phải thực hiện được việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (trong trường hợp không có di chúc) hoặc thống nhất việc chia di sản theo di chúc;

    Thửa đất là di sản thừa kế không thuộc trường hợp bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Thửa đất là di sản thừa kế phải còn thời hạn sử dụng đất.

    Thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.

    Bên cạnh đó, khi tách thửa còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

    Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề”.

    Như vậy, đáp ứng đủ điều kiện quy định trên thì có thể thực hiện các thủ tục tách thửa thừa kế

    >>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ – Cách đảm bảo quyền lợi người mua và bán

    4. Cần làm gì trước khi tách thửa đất thừa kế?

    Trước khi làm thủ tục tách thửa đất thừa kế, người được thừa kế thực hiện khai nhận di sản thừa kế theo điều 58 Luật Công chứng 2014 tại tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương, Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải trường hợp nào cũng cần khai nhận di sản thừa kế.

    Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật công chứng 2014 quy định việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện trong trường hợp sau:

    1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

    Như vậy có hai trường hợp là:

    Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật

    Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản

    Co duoc tach thua doi voi dat duoc huong thua ke

    5. Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất hưởng thừa kế thế nào?

    Về hồ sơ đề nghị tách thửa, theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 7. Trình tự, thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất

    1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, hồ sơ bao gồm:

    a) Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Bản vẽ tách thửa đất, hợp thửa đất lập theo Mẫu số 02/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện hoặc do đơn vị đo đạc có Giấy phép về hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa chính thực hiện;

    c) Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đã cấp kèm bản gốc để đối chiếu hoặc nộp bản sao có công chứng, chứng thực;

    d) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có thể hiện nội dung tách thửa đất, hợp thửa đất (nếu có).

    Như vậy, để tách thửa đất được hưởng thừa kế, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

    Đơn đề nghị tách thửa (Mẫu số 01/ĐK);

    Bản vẽ tách thửa đất, hợp thửa đất lập theo Mẫu số 02/ĐK;

    Bản gốc hoặc bản sao kèm bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp;

    Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có thể hiện nội dung tách thửa đất, hợp thửa đất (nếu có).

    Văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản phân chia di sản thừa kế có xác nhận của Công chứng;

    Di chúc hoặc Bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc phân chia di sản thừa kế;

    Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của tất cả những người thừa kế hợp pháp hoặc theo di chúc;

    Bản sao Sổ hộ khẩu của những người nêu trên;

    Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của những người thừa kế;

    Bảo sao Giấy chứng tử của người mất và giấy tờ chứng minh mối quan hệ thừa kế (thường là giấy khai sinh;…).

    Về thủ tục tiến hành tách thửa gồm các bước:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Người dân cần chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ được nêu như trên

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Hồ sơ được nộp tại Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

    Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

    Bước 4: Trả kết quả

    Sau khi hồ sơ của bạn hợp lệ và thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, cơ quan có thẩm quyền cấp trao Giấy chứng nhận cho người được cấp.

    >>> Xem thêm: Làm sổ đỏ lần đầu cần những giấy tờ gì? Danh sách hồ sơ đầy đủ

    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Có được tách thửa đối với đất được hưởng thừa kế? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội​

    Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

     

Chia sẻ trang này