Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.>>> Xem thêm:Tư vấn hỗ trợ dịch vụ sang tên sổ đỏ tại Hà Nội Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định: “3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. 4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty." Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần biểu quyết như sau: " 1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. 3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác." Vì vậy, nếu chị bạn là cổ đông sáng lập thì với mỗi loại cổ phần chị bạn nắm giữ sẽ có những quy định riêng về việc chuyển nhượng. Cụ thể như sau: + Cổ phần phổ thông: sẽ được tự do chuyển nhượng nếu công ty đã hoạt động được từ đủ 3 năm trở nên. Nếu vẫn trong thời hạn 3 năm từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì quyền chuyển nhượng sẽ bị hạn chế chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác, nếu chuyển nhượng cho cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập hoặc cho người không phải cổ đông của công ty thì phải được sự đồng ý của các cổ đông sáng lập khác thông qua hình thức biểu quyết.>>>Xem thêm: Giá nhà đất quận Long Biên rớt thảm + Cổ phần ưu đãi cổ tức: thì luôn được tự do chuyển nhượng. + Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 và Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 "3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông." " 4. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác."Từ quy định trên thì nếu bạn nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty thì bạn không thể chuyển nhượng cổ phần này cho người khác trong thời hạn 3 năm từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Chỉ khi hết thời hạn 3 năm đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển thành cổ phần phổ thông thì bạn mới có thể chuyển nhượng.>>>Xem thêm: Có thể hủy di chúc và lập di chúc mới nếu người lập di chúc đã mất không? Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề : Cổ đông sáng lập có được chuyển nhượng toàn bộ cổ phần không?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà NộiHotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: ccnguyenhue165@gmail.com