Chúng ta nên đem lại nguồn mật nguyên chất Ong mật ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang sống trong môi trường tự nhiên, không chịu tác động từ con người nên đem lại nguồn mật nguyên chất. Từ xa xưa, mật ong không chỉ cho gia vị ngọt ngào trong cuộc sống mà còn được coi như một loại "thần dược" để chữa bệnh. Nói đến mật ong tự nhiên chất lượng, người ta không thể bỏ qua cân bàn điện tử thứ quà quý của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Nơi đây nổi tiếng với những khu rừng tự nhiên rộng lớn, là nhà của nhiều đàn ong mật. Ong mật ở Quản Bạ hoàn toàn sống trong môi trường tự nhiên, không có tác động gì từ con người nên có thể nói mật ong ở đây là nguyên chất. Người dân phải đi vào trong rừng sâu mới có thể tìm được tổ của chúng. Nếu may mắn, người dân có thể tìm ra cân phân tích điện tử tổ ong chứa nhiều mật chỉ trong một ngày, nếu không cũng phải mất vài ngày. Những tổ ong này có thể nặng tới chục cân và đem lại 2-3kg mật ong. Song song với việc tìm tổ ong trong rừng, bà con địa phương cũng tự nuôi ong lấy mật trong rừng theo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm để gia tăng năng suất. Tại Hà Giang, mỗi mùa có những loài hoa khác nhau, đa dạng như hoa kim ngân, hoa đương quy, hoa tam thất, hoa bạc hà... Do vậy, hương vị và màu sắc của mật ong cũng trở nên khác nhau. Đây đều là những dược liệu quý nên có giá trị dinh dưỡng cao và giúp chữa bệnh tốt. Địa hình cao và khí hậu mát mẻ quanh năm tại Quản Bạ cũng là một lợi thế để ong phát triển và tạo ra loại mật chất lượng cao. Khi trời ấm áp, nắng vừa đủ, ong có thể bay xa và thụ được nhiều phấn hoa, vì thế mà mật sẽ thơm và ngon hơn. Trái lại, thời tiết mưa nhiều, giá rét, ong khó di chuyển nên chất lượng và số lượng mật cũng giảm. Theo kinh nghiệm của những người săn tìm mật ong lâu năm truyền lại, sáp ong được bịt hết nắp chứng tỏ chất lượng mật ong cao và ngọt. Mật ong tự nhiên phải có vị ngọt mát và dịu, không khé cổ. Đối với ong được nuôi bằng đường, khi nếm thử, bạn sẽ thấy vị ngọt gắt nơi cuống họng. Mật ong Quản Bạ dù để lâu cũng không bị loãng hay chua, độ kết tinh đến 99% và rất ít nước nên bảo quản được lâu. Các hộ gia đình ở đây luôn tuân thủ đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm cho mật ong từ khâu lấy mật đến đóng chai. Người thợ phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo mạng che mặt, đội mũ, đeo găng tay sạch và khẩu trang khi lấy mật. Các dụng cụ sản xuất cũng được rửa nước muối và bảo quản nơi khô ráo. Đến nay, hơn 1.000 hộ gia đình tại địa phương tham gia nuôi ong trong rừng, với khoảng 6.900 đàn ong, cho ra sản lượng hơn 34 tấn mật mỗi năm. Đây là tín hiệu đáng mừng khi người dân nơi đây đã biết tận dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của quê hương. Tháng 7 vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang quyết định thành lập Hội sản xuất và cân ô tô điện tử kinh doanh mật ong cao nguyên đá Hà Giang cùng với thương hiệu mật ong Quản Bạ. Hoạt động của tổ chức không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng làm giả, làm nhái mật ong Quản Bạ mà còn giúp người dân chia sẻ cách nuôi và lấy mật ong sạch theo quy trình. Ngoài ra, hội cũng lên kế hoạch mở thêm cơ hội đầu ra cho các hộ nuôi ong, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Người nuôi ong cũng mong muốn các cấp, ngành có những chính sách khích lệ để đưa thương hiệu mật ong Quản Bạ ngày một vươn xa.