1. ntko8003

    ntko8003Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    12 Tháng bảy 2014
    Bài viết:
    36

    Chứng hăm và cách điều trị hăm ở trẻ em (Phần 2)

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi ntko8003, 8 Tháng bảy 2015.

    Triệu chứng hăm ở trẻ

    – Xuất hiện vết hăm có màu hồng nhạt, có vảy và mỏng. Đôi khi có mụn nước bóng nổi mẩn đỏ hoặc tấy lên do nhiễm trùng.

    – Vùng da bị hăm mẩn đỏ, có thể gây đau đớn cho trẻ.

    – Xuất hiện các vết loét.

    – Vùng da bị hăm thường nóng hơn với những vùng da khác.

    – Khi thay tã, hoặc lau vùng da mặc tã, trẻ thường khó chịu, quấy khóc.

    – Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, mông, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi.

    Phòng chống hăm cho trẻ

    – Nên dùng tã lót bằng bằng chất vải cotton dễ thấm hút, tạo sự thông thoáng cho phần đùi và mông của trẻ, hạn chế dùng bỉm.

    – Vệ sinh sạch sẽ phần mông, đùi, dùng khăn khô thấm khô sau mỗi lần trẻ đi đại tiểu tiện.

    – Thường xuyên thay tã cho trẻ, giữ vùng da thay tã luôn khô thoáng.

    – Sử dụng loại xà phòng phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.

    – Không nên sử dụng những loại khăn ướt một lần vì nó gây kích ứng và làm khô da trẻ.

    – Cho trẻ mặc những bộ quần áo thoải mái, vệ sinh da bằng nước sạch hàng ngày cho trẻ.

    Chung ham va cach dieu tri ham o tre em Phan 2
     

Chia sẻ trang này