Đảo Ngọc Phú Quốc có nhiều tiềm năng để phát triển với lợi thế là một hòn đảo yên bình và hoang sơ, có nhiều bãi tắm đẹp trải đều trên đường bờ biển. Phú Quốc sở hữu một vẻ đẹp hoang sơ đầy tiềm năng du lịch nhưng vẫn chưa thể thu hút các nhà đầu tư nếu vẫn chưa có một cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Chính phủ cùng với chính quyền tỉnh Kiên Giang đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng là yếu tố tiên quyết để giúp Phú Quốc trở thành một đặc khu kinh tế tiềm năng dẫn đầu. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, đất du lịch Phú Quốctrở thành một trong những địa phương bùng nổ về cơ sở hạ tầng. Năm 2012, việc hoàn thành và đưa sân bay quốc tế, cảng biển vào hoạt động chính thức đã tạo cho Phú Quốc một bước đột phá về lượng khách du lịch. Để đáp ứng nhiều hơn nữa lượng khách trong tương lai, đặc khu kinh tế Phú Quốc đã cho triển khai mở rộng sân bay quốc tế và xây dựng thêm cảng nước sâu công suất lớn để có thể đón du thuyền lớn sức chứa 5000 người. Nhà máy cấp nước tại huyện đảo Phú Quốc đã được xây dựng, với công suất 16.500m3/ngày. Hồ chứa nước Dương Đông dự trữ 3,3 triệu m3 nước và sẽ được nâng cấp lên 6 triệu m3, đảm bảo nước ngọt cho sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất. Điện lưới quốc gia cũng là một chiến lược quan trọng để thay đổi bộ mặt đặc khu kinh tế Phú Quốc. Tuyến cáp điện ngầm xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc đi vào hoạt động từ quý I năm 2014 đã đưa điện lưới quốc gia ra đảo. Điện ra đến đảo như một luồng sức mạnh mới đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như sản xuất trên huyện đảo Phú Quốc. >> Đảo Ngọc Phú Quốc dự kiến trở thành đặc khu kinh tế vào năm 2020 Về mạng lưới giao thông tại Phú Quốc: Đường trục Bắc Nam dài 51km đã được hoàn thành. Các đường Nhánh nối trục Bắc Nam ra biển cơ bản hoàn thành. Đường vòng quanh đảo 99,5km đang được gấp rút triển khai, dự kiến bàn giao 2018. Thời điểm này đặc khu kinh tế Phú Quốc đã cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo cho định hướng phát triển của đảo với các chính sách ưu đãi vô cùng hấp dẫn.