Nứt hậu môn dẫn tới rất nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Đây là bệnh lý liên quan đến đường hậu môn trực tràng, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chữa bệnh nứt kẽ hậu môn hiện nay không còn quá khó khăn. Bệnh có thể chữa bằng việc sử dụng một số loại thuốc khi ở giai đoạn cấp, thực hiện tiểu phẫu khi bị nứt hậu môn mãn tính hoặc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ làm bệnh nhanh chóng hồi phục lại. Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý thuộc nhóm bệnh hậu môn trực tràng, có thể xảy ra độc lập hoặc đi kèm với bệnh trĩ. Biểu hiện của bệnh là tại niêm mạc hoặc các nếp gấp hậu môn xuất hiện các đường nứt dài từ 0.5 cm đến 1 cm khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, khó chịu. Bệnh có thể gặp ở tất cả các đối tượng, kể cả trẻ nhỏ nhưng nam giới trong độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh hậu môn thường do chứng táo bón gây ra, trong nhiều trường hợp nó là hậu quả do biến chứng từ bệnh trĩ mà thành. Cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn Nhiều người nghĩ điều trị nứt kẽ hậu môn đơn giản là để tự khỏi tuy nhiên do hậu môn là nơi loại bỏ các chất thải trong cơ thể. Vi khuẩn thường làm chậm quá trình tự lành vết thương lại nên việc chữa trị bệnh nứt hậu môn gặp nhiều khó khăn. *Thuốc điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn Thuốc tây là phương án chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn phổ biến nhất hiện nay. Với những trường hợp bị bệnh nứt kẽ hậu môn nhẹ bệnh nhân chỉ cần bôi thuốc mỡ vào vết nứt cũng có thể giúp vết nứt lành lặn. Tuy nhiên với những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn lớn, trầm trọng hoặc tái phát nhiều lần thì cần phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau mới khiến bệnh khỏi triệt để. Nếu sau khoảng 6 đến 8 tuần chữa nứt hậu môn bằng thuốc tây mà vết nứt vẫn không lành trở lại, người bệnh cần phải đến gặp bác sỹ để có nhưng cách điều trị tốt hơn. Các loại thuốc được dùng phổ biến nhất - Thuốc kháng sinh: Dùng các loại thuốc như Cefadroxil, Cefazolin, Cephalexin, Cefixime…; để chống viêm nhiễm, giảm các triệu chứng sưng đau, chảy dịch. Tuy nhiên thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng làm giảm các biểu hiện khó chịu tạm thời chứ không thể chữa tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời bệnh nhân cần lưu ý phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, không nên uống trong thời gian quá dài vì có thể có những tác dụng phụ ngoài ý muốn. - Thuốc uống: Các thuốc như Nifedipine (Adalat), Diltiazem (Cardizem) và Corticosteroid giúp niêm mạc hậu môn vững chắc, chống táo bón, giảm tình trạng bệnh nứt kẽ hậu môn. - Kem bôi ngoài da: Sử dụng các loại thuốc có chứa Nitroglycerine hoặc chứa Hydrocortisone giúp điều trị tình trạng sưng viêm, đau nhức, giúp các vết nứt nhanh lành lặn hơn. - Viên đặt hậu môn: Thuốc Diclophenac, Ketoprofene… giúp giảm các triệu chứng đau rát khi đi đại tiện. - Thuốc chống táo bón: Các loại thuốc nhuận tràng như Bisacodyl giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế không để bệnh nặng hơn. - Thuốc giảm đau: Ngoài ra người bệnh có thể uống thêm các thuốc mà thành phần có chứa Paracetamol để giảm đau nhói ở hậu môn. - Thuốc đông y: người bệnh có thể sử dụng thuốc một số bài thuốc đông y để xông, uống và rửa hậu môn, cũng có hiệu quả chống viêm nhiễm, nhuận tràng, làm lành các tổn thương tại hậu môn. *Chữa nứt hậu môn bằng tiểu phẫu Trong trường hợp benh nut hau mon man tinh, chỉ khỏi được một thời gian lại tái phát hoặc tình trạng nứt quá nặng, đã điều trị qua rất nhiều phương pháp mà vẫn không mang lại kết quả khả quan thì người bệnh phải đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để thực hiện phẫu thuật. Đây là một dạng tiểu phẫu khá đơn giản và an toàn, bác sỹ sẽ cắt bỏ vòng hậu môn để giãn co thắt và làm lành các vết nứt nên người bệnh hoàn toàn yên tâm. *Phối hợp chữa trị nứt kẽ hậu môn với các bệnh lý đi kèm Trường hợp nứt kẽ hậu môn xảy ra đồng thời với bệnh trĩ hoặc bệnh lý khác như áp xe hậu môn, bệnh nhân cần phối hợp điều trị dứt điểm các bệnh lý đi kèm thì tình trạng nứt kẽ hậu môn mới không bị tái phát. Để tiếp tục nhận được chia sẻ, ngoài cách đến địa chỉ số 59 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc có thể gọi đến số 0438 288 288 để lắng nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc.