Một trong những điểm được du khách khi đặt vé máy bay đi Pháp đến tham quan nhiều đó là quảng trường Concorde – một nơi trải qua bao nhiêu thăng trầm cùng dòng thời gian.Vài thông tin sơ lược về quảng trường Concorde Quảng trường Concorde hay còn được dịch là Cộng Hòa Trường là một trong những quảng trường nổi tiếng của thủ đô nước Pháp, nằm tại đầu phía đông của đại lộ Champs-Élysées, ngay bên bờ sông Seine thơ mộng, một bên tiếp giáp với vườn Tuileries và thuộc quận 8. Concorde là quảng trường rộng nhất ở thành phố Paris, và đứng thứ hai tại Pháp, sau quảng trường Quinconces ở Bordeaux, và đứng thứ 11 trên thế giới. Concorde là một trong hai chiếc cột đá Ai Cập của đền Luxor đã được vị phó vương ai cập Muhammad Ali tặng cho nước Pháp vào năm 1831. Chiếc cột hơn 3.300 năm tuổi này (từ thế kỷ thứ 13 trước Công nguyên) có chiều cao 22,86 mét, nặng 227 tấn, được tạc nguyên khối từ đá syenite hồng, bốn mặt được tạc chìm nhữngchữ tượng hình Ai cập cổ thể hiện nhữngvinh quang của pharaon Ramesses II. Nó được đặt chính giữa quảng trường trên một bệ đỡ cao 9 mét, và riêng chóp nhọn mạ vàng trên đỉnh cũng có chiều cao lên tới 3,5 mét. Chóp nhọn này đã được mạ vàng vào đợt trùng tu vào năm 1998 dưới sự tài trợ của Pierre Bergé và Yves Saint-Laurent.Những đài phun nước Đài phun nước của nhữngđại dương Phần đài phun chính và nhữngbức tượng Néréide và Triton Hai đài phun nước tại quảng trường, đã được thi công từ năm 1835 đến năm 1840 theo đồ án của Jacques Ignace Hittorff cùng sự tham gia của nhiều nghệ sĩ điêu khắc và tạo hình, là nhữngtác phẩm được mô phỏng theo nhữngđài phun của Quảng trường Saint-Pierre, thành phố Roma. Ngày 1 - 5 - 1840, cả hai đài phun nước cùng được khánh thành bởi thị trưởng Rambuteau và được đặt tên là "Đài phun nước của đại dương và nhữngdòng sông" - biểu tượng cho sự phát triển của sự khai thác tài nguyên và giao thông đường biển và đường sông. Đài phun nước của nhữngdòng sông (La fontaine des Fleuves) nằm ở phía bắc tượng trưng cho hai con sông lớn Rhin và Rhône và còn là biểu tượng cho sự bội thu lúa mì và nho. Đài phun nước của nhữngđại dương (La fontaine des Mers) tại phía nam của quảng trường tượng trưng cho biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và nghề đánh bắt cá biển. Bồn nước được làm bằng đá cẩm thạch mài bóng và đáy được trát một lớp xi măng roman. Phần đài phun, những bức tượng và họa tiết trang trí thì được làm từ gang đúc sẵn và được sơn theo phương pháp sơn mạ đồng mới. Lớp da của nhữngbức tượng có màu nâu sẫm, quần áo màu xanh lá cây sẫm còn nhữngvật dụng cũng như nhữnghọa tiết thì được mạ vàng. Tất cả nhữngphần bằng kim loại này đều được chế tác tại nhà máy của ông Muet ở Fusey thuộc vùng Meuse. Những nghệ nhân tham gia vào việc xây dựng có:Honoré-Jean-Aristide Husson, Jean-François-Théodore Gechter,François Gaspard Aimé Lanno và Isidore-Hippolyte Brion hoàn thành phần đài chính giữa của Đài phun nước nhữngdòng sông và Auguste-Hyacinthe Debay, Jean-Jacques Feuchère, Antoine Desboeufs hoàn thành phần này của Đài phun nước của nhữngđại dương. Louis-Parfait Merlieux, Antonin-Marie Moine và Jean-Jacques Elshoecht hoàn thành nhữngbức tượng Néréide và Triton phía xung quanh của cả hai đài phun. Trong quá trình tồn tại, hai đài phun nước đã trải qua rất nhiều cuộc bảo dưỡng, tu bổ. Lớp sơn bị hỏng vào năm 1884 đã được sơn lại song lớp mạ vàng ở phần loe chính giữa của đài đã không còn giữ được. Sự phá hủy bởi quá trình ăn mòn kim loại đã đã khiến cho thành phố phải quyết định tháo dỡ đài phun nước xuống để bảo dưỡng bằng phương pháp điện hóa học vào năm 1861. Thời gian sau đó, do hư hỏng quá nặng, đài phun nước đại dương cũng đã được tháo dỡ xuống một lần nữa để trùng tu, các phần bị vỡ hỏng đã được đúc làm lại vào năm 1871 và năm 1872. Lần này, cả hai đài phun được bảo quản theo phương pháp điện phân. Song sau đó, do vấn đề tài chính cùng sự thiếu hụt những nhân công lành nghề, sự bảo dưỡng công trình này hàng năm đã bị ngừng lại năm 1914. Sự hư hỏng đã được ngụy trang bởi nhữnglớp sơn. Ngày 23 - 8 - 1937, hai đài phun này cùng với quảng trường đã được chính phủ xếp hạng di tích lịch sử. Trước đó, năm 1932, Nhữngbức tượng Néréide và Triton bằng gang đã được thay thế bằng đồng và trong khoảng năm 1951 và 1955, phần phun nước giữa của cả hai đài cũng được trùng tu lại. Sau đó, mãi tới năm 1998, Etienne Poncelet - kiến trúc sư trưởng về bảo tồn nhữngcông trình kiến trúc lịch sử - đã đưa ra dự án trùng tu toàn bộ hai đài phun nước và đã được thành phố phê chuẩn. Tổng chi phí cho quá trình trùng tu lên tới khoảng 3,35 triệu € và bắt đầu thi công năm 2000, và hoàn thành vào năm 2002. Nhữngtượng đài Năm 1794, hai nhóm tượng điêu khắc hình vị thần Sao Thủy Mercurius cưỡi trên lưng con ngựa có cánh Pegasus do Antoine Coysevox thực hiện được chuyển vào đặt tại vườn Tuileries. Thế vào chỗ của những này là những bức tượng đàn ngựa nổi tiếng của điêu khắc gia Guillaume Coustou, nhưng sau đó nó lại được chuyển đến đặt tại đầu đại lộ Champs-Elysées. Ngày nay, 4 nhóm tượng được đặt tại quảng trường (hai tác phẩm của Coysevox tại phía Tuileries và của Coustou phía Champs-Elysees) đều là các bản sao, còn các bản chính hiện đang được bảo quản, giữ gìn tại bảo tàng Louvre. Ngoài nhữngnhóm tượng trên, trong khoảng thời gian từ năm 1835 tới năm 1838, tại tám góc của hình bát giác của quảng trường còn có đặt tám tượng đài để tượng trưng cho nhữngthành phố lớn của nước Pháp, với chỉ đạo của Hittorf và được hoàn thành bởi nhữngnghệ sĩ điêu khắc: Jean-Pierre Cortot thực hiện tượng đài Brest và Rouen Louis-Denis Caillouette thực hiện tượng đài Bordeaux và Nantes Pierre Petitot thực hiện tượng đài Lyon và Marseille James Pradier thực hiện tượng đài Lille và Strasbourg Được giới hạn bởi sông Seine, vườn Tuileries, 2 tòa nhà khách sạn và đầu đại lộ Champs-Elysées, là một quảng trường có không gian mở lớn gần như tối đa với nhiều khoảng không xanh xung quanh Concorde đối lập hẳn với kiểu không gian khép kín của nhữngquảng trường cổ hơn. Ngoài ra, quảng trường còn la giao điểm của hai trục chính rất quan trọng: trục Axe historique theo hướng Đông - Tây, với góc nhìn hoàn hảo từ bảo tàng Louvre qua vườn Tuileries, dọc theo Champs-Elysées tới Khải Hoàn Môn và xa nữa là tòa Grande Arche của khu La Défense. Trục thứ hai là trục Bắc-Nam, từ tòa nhà Palais Bourbon, băng qua sông Seine bằng cầu Concorde, dọc theo phố Royale xuyên qua giữa hai tòa nhà của quảng trường và tới nhà thờ Madeleine. Về mặt giao thông, quảng trường là nơi có mật độ giao thông khá cao do đặc điểm là điểm tiếp nối giữa những trục đường chính như đại lộ Champs-Elysées, phố Royale, phố Rivoli, kè Geogres-Pompidou, Tuileries... Những phương tiện giao thông công cộng đi qua quảng trường bao gồm có xe buýt và tàu điện ngầm. Đến tham quan quảng trường Concorde bằng: Những tuyến buýt: 84, 94, 42, 72, 73, 24. Những tuyến tàu điện ngầm: 1, 8, 12 Bến tàu điện ngầm: Concorde Để được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đpẹ của quảng trường Concorde thì bạn hãy dat ve may bay aeroflot khuyen mai tại văn phòng Aeroflot tại Việt Nam. Tham khảo giá vé máy bay đi Pháp của hãng hàng không Aeroflot do Vietnam Booking cung cấp và chọn cho mình tấm vé máy bay giá rẻ và hành trình bay thích hợp.