1. luanvanviet

    luanvanvietThành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2019
    Bài viết:
    29

    Toàn Quốc Chia se ve cai cach bo may hanh chinh nha nuoc tai Luan Van Viet

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi luanvanviet, 17 Tháng mười 2019.

    Cải cách bộ máy hành chính nhà nước là gì? Mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí cải cách hành chính nhà nước là gì? Nội dung, nguyên tắc và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cải cách hành chính nhà nước là gì? Tất cả những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này của Luận Văn Việt chuyên làm chuyên đề tốt nghiệp
    1. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước
    1.1. Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước
    Theo Từ điển Luật học: “Bộ máy hành chính nhà nước là tổng thể hệ thống các cơ quan chấp hành và điều hành lập ra để quản lý toàn diện hoặc quản lý ngành, lĩnh vực trong cả nước hoặc trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Bộ máy hành chính thường là bộ phận phát triển và phức tạp nhất của bộ máy nhà nước của một quốc gia. Bộ máy hành chính Nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo đơn vị hành chính từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ [45, tr 82].

    Theo, Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính thì bộ máy hành chính nhà nước là “hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành chỉnh thể thống nhất (Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ…và ủy ban nhân dân các cấp, các sở, phòng…của Ủy ban nhân dân), có chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định rõ ràng, được tổ chức theo một trật tự thứ bậc và hoạt động trong mối quan hệ truyền đạt, điều phối, kiểm tra…để thực hiện quyền hành pháp và quản lý, điều hành mọi mặt đời sống xã hội của một quốc gia”[59, tr 14].

    Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất của bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương được lập ra để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

    1.2. Khái niệm cải cách hành chính
    Đứng trên góc độ hành chính học, việc nghiên cứu thuật ngữ cải cách hành chính trước hết phải được bắt đầu từ khái niệm “cải cách”. Cải cách có nghĩa là “sửa đổi những bộ phận cũ không hợp lý cho thành mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình khách quan”[41, tr 208]; hay là “sự sửa đổi căn bản từng phần, từng mặt của đời sống xã hội theo hướng tiến bộ mà không đụng tới nền tảng của chế độ xã hội hiện hành”[38, tr 58].

    Trên cơ sở khái niệm cải cách, đã có nhiều khái niệm về cải cách hành chính được đưa ra như sau:

    “Cải cách hành chính có thể hiểu là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có ý thức của bộ máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cá nhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực và hiệu quả quản lý và chất lượng các sản phẩm (dịch vụ hoặc hàng hoá) phục vụ nhân dân thông qua các phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực.

    Hiểu theo nghĩa này, cải cách hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước từ việc: lập kế hoạch; định thể chế; tổ chức; công tác cán bộ; tài chính; chỉ huy; phối hợp; kiểm tra; thông tin; và đánh giá. Cũng có thể hiểu cải cách hành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính nhà nước”[22, tr1].

    Có những học giả đã đưa ra khái niệm theo hướng nhấn mạnh kế hoạch, tính mục tiêu, tính tiến bộ và những nỗ lực để cải cách hành chính. Chẳng hạn, tác giả Gerald E Caiden cho rằng: “Cải cách hành chính là sự tác động nhân tạo của việc chuyển đổi hành chính chống lại sự kháng cự”[61, tr 1].

    Một số tác giả khác lại nhấn mạnh việc nâng cao hiệu suất, cải tiến chế độ và phương thức hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới. Họ cho rằng: “cải cách hành chính là quá trình lâu dài và liên tục nhằm nâng cao hiệu suất hành chính, cải tiến chế độ và phương thức hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong phạm vi quản lý của hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp cũng như tất cả các hoạt động có ý thức của bộ máy nhà nước”[56, tr 49].

    Khi đi sâu nghiên cứu về nội dung cải cách nền hành chính, một số tác giả cho rằng: “cải cách hành chính đề cập đến những thay đổi trong toàn bộ hệ thống hành chính công, nó bao gồm toàn bộ việc tổ chức lại các bộ, xác định nhiệm vụ và chức năng của các đơn vị hành chính, cải tiến các phương thức và thủ tục, đào tạo cán bộ…; Cải tiến sự phối hợp ở cấp cao hơn của chính phủ. Mọi sự cải tiến cơ cấu, thủ tục, năng lực và động cơ của cán bộ với mục đích nâng cao năng lực quản lý và tổ chức của các tổ chức công cũng được xem là cải cách hành chính theo nghĩa này”[42, tr 43].

    Trong Từ điển hành chính, “Cải cách hành chính là hệ thống những chủ trương, biện pháp tiến hành những sửa đổi, cải tiến mang tính cơ bản và có hệ thống nền hành chính nhà nước (hay còn gọi là nền hành chính công, nền hành chính quốc gia) về các mặt: Thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, chế độ công vụ, quy chế công chức, năng lực, trình độ, phẩm chất phục vụ của đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy đó”[43, tr 31].

    Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ cải cách hành chính và ở những nước có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau có cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, trên cơ sở những khái niệm đã nêu có thể thấy rõ sự thống nhất của chúng trên một số nội dung sau:

    Cải cách hành chính là sự thay đổi có kế hoạch theo một mục tiêu nhất định nhưng không làm triệt tiêu hay thay đổi bản chất của hệ thống hành chính mà là đổi mới, hoàn thiện để hệ thống hành chính hoạt động hiệu quả hơn.

    Cải cách hành chính hướng tới sự điều tiết những mâu thuẫn trong cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của bộ máy hành chính nhà nước.

    Cải cách hành chính nhà nước không chỉ tập trung vào việc định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân mà thông qua đó nhằm thiết lập một hệ thống hành chính chặt chẽ từ trên xuống dưới.

    Cải cách hành chính không phải là cải cách chế độ chính trị, kinh tế – xã hội mà là quá trình khắc phục mọi trở lực trong cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của nền hành chính, làm cho nó phát triển một cách năng động và phù hợp với sự biến đổi kinh tế – xã hội.

    Từ các khái niệm và cách nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau có thể tổng kết lại như sau: Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức…) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.

    Hiện tại, Luận Văn Việt đang cung cấp nhận làm báo cáo thuê , dịch vụ viết tiểu luận , hỗ trợ spss , lam thue assignment… chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

    1.3. Khái niệm cải cách bộ máy hành chính nhà nước
    Trên cơ sở nghiên cứu khoa học hành chính, đã có nhiều quan điểm về cải cách bộ máy hành chính được đưa ra như sau:

    “Cải cách bộ máy hành chính nhằm tạo sự thích ứng với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải tăng cường tính tập trung thống nhất quản lý của Chính phủ, cơ quan nhà nước ở trung ương trên những ngành, lĩnh vực, vấn đề cơ bản, chủ yếu. Đồng thời, phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, kết hợp tốt quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ”[57, tr 256].

    Có tác giả nhấn mạnh rằng: “Cải cách bộ máy hành chính là sự đổi mới quan trọng về vai trò, chức năng, trách nhiệm của tổ chức, bộ máy chính phủ, các bộ và cơ quan hành chính các cấp địa phương cho phù hợp với cơ chế mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”[34, tr152].

    “Cải cách bộ máy hành chính là bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ; điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; cải cách bộ máy chính quyền địa phương; cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp; thực hiện từng bước hiện đại hóa nền hành chính”[5, tr 449].

    Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: “Cải cách bộ máy hành chính nhà nước có thể được hiểu là quá trình thay đổi, điều chỉnh, bố trí lại bộ máy hành chính nhà nước (Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương các cấp) đáp ứng yêu cầu thực tế khách quan”.

    2. Mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí cải cách bộ máy hành chính nhà nước
    2.1. Mục tiêu
    Gọn nhẹ, có nghĩa là hợp lý, không quá lớn, chỉ duy trì các cơ quan hành chính cảm thấy cần thiết; kiên quyết xóa bỏ những cơ quan không cần thiết; có thể sáp nhập, có thể xóa bỏ đầu mối trung gian cản trở quá trình thực hiện nhiệm vụ và tạo sự khó khăn cho cấp dưới.

    Hợp lý, có nghĩa là bộ máy có sự cân bằng, phù hợp, cân đối, không lãng phí, điều quan trọng bộ máy hành chính phải đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ và làm tròn trách nhiệm.

    Hiệu quả, có nghĩa là hoàn thành tốt kế hoạch đã quy định hoặc hoàn thiện tốt nhiệm vụ, không lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

    Trong sạch, có nghĩa là bộ máy không có tình trạng quan liêu, tham nhũng, hối lộ, minh bạch, rõ ràng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không che dấu; hoạt động theo nguyên tắc công khai và có thể kiểm tra được mọi lúc, mọi nơi (Ngoại trừ các công việc liên quan đến bí mật và sự ổn định của quốc gia), nghĩa là mọi chính sách, kế hoạch, chương trình cũng như những văn bản pháp luật phải được tổ chức phổ biến cho nhân dân và mọi hoạt động của nhà nước phải được giải thích, trình bày nguyên nhân một cách hợp lý.
     

Chia sẻ trang này