1. tibodinh

    tibodinhThành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    10 Tháng sáu 2019
    Bài viết:
    112

    Toàn Quốc Chia sẻ kinh nghiệm đổ mái cho nhà tầng, biệt thự

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi tibodinh, 27 Tháng sáu 2019.

    Chia sẻ kinh nghiệm đổ mái cho nhà tầng, biệt thự

    Mái là một trong những bộ phận cấu tạo nhà ở, biệt thự, hay bất cứ một công trình dân dụng nào. Cấu trúc của May mai nen ngôi nhà bao gồm 3 phần: Phần móng, phần khung, và phần mái. Quá trình thi công cần được diễn ra theo đúng trình tự và đảm bảo những yêu cầu về kĩ thuật, thời gian thi công, cũng như tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình.
    Chia se kinh nghiem do mai cho nha tang biet thu

    Tư vấn các mẫu thiết kế nhà 3 tầng đơn giản mà đẹp nhất

    Ấn tượng từ mẫu thiết kế nhà 95m2 3 tầng 2 mặt tiền vô cùng sang trọng
    Phần mái được thi công cuối cùng trong quy trình xây dựng phần thô của nhà ở. Theo đó, việc thi công phần mái được May mai san thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của chủ đầu tư công trình: Miễn sao đảm bảo được các yêu cầu trên. Dưới đây là những kinh nghiệm đổ mái nhà mà chúng tôi thấy rằng nó thực sự quan trọng và cần thiết dành cho gia đình bạn nếu như đang chuẩn bị xây dựng nhà ở.

    Mái trong các mẫu biệt thự đẹp, hay trong các công trình nhà ở dân dụng ( nhà phố, nhà vườn...) có thể được lợp mái tôn, tấm lợp thông thường, hay sử dụng mái ngói lợp.... Ngoài ra, hiện nay, phương pháp thi công mái nhà mới được sử dụng phổ biến khá gần đây là phương pháp thi công sàn mái ( Hay còn gọi là đổ bê tông mái).

    Thi công sàn mái hay còn gọi là đổ bê tông mái. Quá trình đổ mái cũng cần được thực hiện theo đúng các quy trình kĩ thuật, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thi công, hoàn thành và bảo dưỡng. Việc thực hiện sai sót, không đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật trong khi thi công cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng mái hoàn thiện sau này. Chất lượng mái có thể được biểu hiện ở độ an toàn, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng cũng như tốn kém thời gian, chi phí sửa chữa sau này nếu rủi ro xảy ra. Những kinh nghiệm đổ mái nhà dưới đây sẽ giúp bạn thi công được ngôi nhà một cách hoàn thiện nhất.

    Kinh nghiệm đổ mái- Mái toàn khối trong xây dựng và thi công nhà ở
    Mái toàn khối là hệ kết cấu mái được sử dụng rộng rãi vì có khả năng chống thấm cao, tạo độ cứng không gian lớn cho công trình. Đổ mái bê tông được thực hiện trong nhiều công trình, đối với công trình dân dụng như các mẫu thiết kế nhà 1 tầng, nhà 2, 3 tầng thì không gian của mái có thể được đổ bằng, hoặc đổ bê tông mái dốc,... tùy thuộc theo từng yêu cầu công trình mà sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau:

    Dưới đây là những kinh nghiệm đổ mái bạn cần biết:

    + Kinh nghiệm đổ mái: Kiểm tra cốp pha sàn mái
    Việc lắp đặt cốp pha, đà giáo vô cùng quan trọng, nhất là trong khi đổ mái, vì mái là không gian cao nhất trong mỗi công trình, ngoài các vai trò về mặt kết cấu, chịu lực thì chiều cao từ sàn cho đến mái cũng rất lớn, do đó các yêu cầu kĩ thuật khi thi công, lắp đặt cốp pha sàn mái cần được diễn ra khá nghiêm ngặt và chuẩn xác để đảm bảo tính chính xác và an toàn.

    Kinh nghiệm đổ mái đối với việc chuẩn bị cốp pha sàn mái cần chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Đo đạc và xác định đúng vị trí lắp đặt cốp pha. Yêu cầu của việc lắp đặt cốp pha trong kinh nghiệm đổ mái bạn cần chú ý đến các tính: Đảm bảo tính chắc chắn, kín khít, để đam bảo hạn chế tối đa sự mất nước khi đổ bê tông lên.

    Kiểm tra cốp pha sàn mái cần thực hiện các yêu cầu kiểm tra về độ võng cốp pha, cao độ đáy sàn tại những vị trí khác nhau. Nếu bạn là chủ đầu tư và chưa có nhiều kinh nghiệm xây nhà trong vấn đề này thì bạn nên tìm một người giám sát, có hiểu biết và kinh nghiệm để theo dõi công trình. Hoặc cũng có thể tìm thuê các đơn vị thi công nhà trọn gói uy tín, chất lượng để giúp bạn hoàn thiện tốt nhất công trình và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật các hạng mục thi công công trình.

    Khi đan thép, cốt thép trước khi đổ bê tông mái cần đảm bảo các yêu cầu về: chủng loại thép, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài. Công tác nối, buộc thép cần phải làm theo thiết kế, làm sạch thép, đánh rỉ thép và đảm bảo đúng theo thiết kế trước đó. Loại thép thường được sử dụng trong công tác đổ mái nhà ở dân dụng hiện nay thường là thép Phi 10, loại A2.

    Tùy thuộc vào diện tích mái của mỗi công trình mà thời gian cho việc chuẩn bị cốp pha, đan thép buộc thép khác nhau. Theo như kinh nghiệm đổ mái, thi công mái lâu nay thì đối với một đội thợ xây dựng, trung bình đối với nhà ở dân dụng thì công tác chuẩn bị này mất khoảng 1 – 2 ngày. Nếu diện tích mái cần đổ lớn thì số lượng nhân công huy động cho công tác này càng nhiều để đảm bảo tốt nhất tiến độ, khả năng hoàn thiện và độ an toàn cho kết cấu mái sau này.

    + Kinh nghiệm đổ mái: Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn mái
    Trước khi tiến hành công tác đổ bê tông mái, bạn nên chuẩn bị thật kĩ để quá trình đổ mái diễn ra thuận lợi, nếu như bạn chưa có kinh nghiệm đổ mái thì nên chuẩn bị theo những hạng mục dưới đây:

    - Chuẩn bị nhân lực, máy móc đổ mái: Điều này bạn có thể bàn giao và yêu cầu trực tiếp đối với đơn vị thi công để chuẩn bị nhân lực, máy móc cần thiết cho công tác đổ mái. Bạn chỉ cần giám sát để theo dõi tiến độ thực hiện là ổn.

    - Chuẩn bị, tính toán thời gian đổ bê tông mái cho hợp lý: Kinh nghiệm đổ mái cho thấy, rất nhiều trường hợp không chuẩn bị tính toán thời gian hợp lý dẫn đến nhiều kết quả không tốt. Những rủi ro có thể gặp phải nếu như bạn tính toán thời gian không hợp lý bao gồm: Không đủ thời gian thi công mái dẫn đến bê tông không đáp ứng đủ yêu cầu thi công, đổ mái gặp thời tiết xấu ( mưa, bão...) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bê tông mái, hay một số gia đình còn quan điểm về ngày giờ tốt cũng nên xem xét kĩ lưỡng để an tâm hơn trong khi thực hiện đổ mái.... Do đó, viêc tính toán thời gian đổ bê tông mái thực sự quan trọng và cần chuẩn bị kĩ càng để hạn chế được những rủi ro không đáng có như vừa nêu trên.

    - Tính toán, sắp xếp mặt bằng thuận tiện cho việc thi công và đổ mái. Mặt bằng bao gồm mặt bằng sàn mái thi công và mặt bằng sàn dưới để chuẩn bị cho công tác vật liệu, trộn bê tông khi đổ mái. Tất cả đều cần thuận tiện cho công tác thi công sau này.

    - Công tác dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép được đảm bảo thực hiện. Kinh nghiệm đổ mái cho thấy, nếu như không dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép trong khi thi công sẽ làm phát sinh thời gian, nhân công trong quá trình đổ mái, đồng thời chất lượng mái, bê tông sau khi hoàn thiện sẽ không được đảm bảo do Máy đánh bóng bê tông bị lẫn quá nhiều tạp chất khác.

    - Kinh nghiệm đổ mái: Đảm bảo về mặt an toàn khi đổ bê tông trên độ cao mái: Trong bất cứ công trình nào, dù là nhà ở thấp tầng như các mẫu nhà cấp 4, ... hay các công trình cao tầng cũng đều cần đảm bảo được yếu tố an toàn: An toàn đối với công nhân thi công, cũng như đối với hệ thống cốp pha, đà giáo bên dưới.
     

Chia sẻ trang này