Bên cạnh việc đánh răng hàng ngày, các Bác sĩ nha khoa còn khuyên chúng ta nên kết hợp dùng chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chỉ nha khoa đúng kỹ thuật. Một số sai lầm khi sử dụng chỉ nha khoa cũng có thể gây tổn thương răng và nướu.( tham khảo từ Nha khoa Sunshine ) 1. Chỉ nha khoa là gì? Chỉ nha khoa được nhắc đến lần đầu tiên từ năm 1819 bởi nha sĩ người Mỹ tên Levi Spear Parmly. Năm 1962, chỉ nha khoa được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên bởi Asahel M.Shurtleff, có hình thức gần giống với chỉ nha khoa hiện nay. Chỉ tơ nha khoa là sợi dây mảnh, mềm, độ đàn hồi tốt, được làm từ nylon hoặc nhựa. Chỉ nha khoa được phân chia thành 2 loại: Chỉ nha khoa đa sợi: được làm từ nhiều sợi nylon mảnh nhỏ, được bao phủ sáp hoặc không, có mùi thơm mát nhẹ, khá mảnh, đàn hồi tốt, dễ bị tưa và rách các sợi chỉ nhỏ khi thực hiện. >>>> Xem thêm : làm trắng răng đơn giản ai cũng biết ? Chỉ nha khoa đơn sợi (còn được gọi là chỉ PTFE): được làm từ 1 sợi nhựa PTFE khá mảnh, khá trơn, đường kính nhỏ, dễ trượt qua kẽ răng, kể cả những kẽ răng hẹp, không dễ bị tưa khi sử dụng . Chỉ nha khoa sợi PTFE có giá thành cao hơn, trượt dễ dàng giữa các răng Hiện nay, chỉ nha khoa được bán trên thị trường có 2 hình thức phổ biến: Tùy theo thói quen và sở thích, mỗi người có thể lựa chọn loại chỉ nha khoa phù hợp, không gây tổn hại nướu răng trong quá trình sử dụng. Tất cả mọi người đều nên sử dụng chỉ nha khoa, kể cả trẻ em để loại bỏ mảng thức ăn thừa ở giữa các kẽ răng mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch được. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và sự tích tụ của các mảng bám. Dùng chỉ nha khoa, chúng ta có thể kiểm soát và làm sạch từng chiếc răng một, phòng ngừa hiệu quả các bệnh về nướu răng. >>> Tham khảo thêm : bọc răng sứ cho răng thưa giá bao nhiêu 2. Hướng dẫn cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 30 - 45 cm để thoải mái dịch chuyển giữa các khe răng. Cách kiểm soát chỉ: Quấn chặt sợi chỉ vào ngón giữa của 2 tay và giữ lại bằng ngón cái. Nên sử dụng ngón tay cái cho hàm răng trên, ngón giữa cho hàm răng dưới. Đối với hàm trên: đặt 2 ngón cái cách nhau khoảng 2.5 cm, đưa chỉ nha khoa vào kẽ răng, một ngón tay cái đứng yên và ngón cái kia thực hiện chuyển động lên, xuống dọc theo các răng, tạo thành chuyển động nhẹ nhàng loại bỏ vi khuẩn ra khỏi kẽ răng. Đối với hàm dưới: 1 ngón tay giữa giữ đứng yên, ngón giữa còn lại dịch chuyển lên, xuống giữa các răng, tương tự như hàm trên. Thời gian cho toàn bộ quá trình làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa mất 1 phút. Nên dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng, và nên súc miệng sau khi thực hiện xong. Nếu cảm thấy quá khó trong việc giữ sợi chỉ, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa dạng tăm rất hữu dụng. cách sử dụng chỉ nha khoa Theo nhiều người, cách sử dụng chỉ nha khoa dạng tăm dễ dàng hơn >>>> CLICK XEM NGAY : Nha Khoa chuyên Implant ở đâu tại hà nội ? 3. Những sai lầm khi vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa Quá mạnh tay: Nhiều người dùng chỉ nha khoa không quen nên dùng lực mạnh quá đà, sợi chỉ cắt vào nướu, gây tổn thương mô mềm, dẫn đến chảy máu hoặc tách chân bám của nướu với răng. Quá tiết kiệm: Một đoạn chỉ ngắn nên được dùng để vệ sinh từng kẽ răng. Một số trường hợp vì tiết kiệm đã dùng chung một đoạn chỉ cho tất cả kẽ răng. Điều này vô tình làm vi khuẩn lan trên diện rộng, dễ gây ra tình trạng hôi miệng. Hơn nữa, độ dài sợi chỉ nha khoa nên trên 30 cm để dễ dàng kiểm soát. Không nên dùng đi dùng lại một đoạn chỉ nha khoa đã cũ Dùng loại chỉ to và xơ cứng: Sợi chỉ to, xơ cứng không khác gì tăm xỉa răng, nếu dùng lâu ngày có thể làm thưa răng. Thay vì vậy, bạn nên chọn loại chỉ nhỏ, mềm và mịn để tránh tổn thương men răng. >>>> Nguồn : chỉ Nha Khoa Implant