Làm sao khi trẻ bị chảy máu chân răng. Chuyện răng miệng của bé giữ vệ sinh kém, lười đánh răng dẫn tới hiện tượng chảy máu chân răng. Chảy máu chân răng ở trẻ cần làm như thế nào? Các mẹ nên lưu ý quan sát tình trạng của bé và đưa bé đến nha khoa kịp thời. Hệ thống chân răng được bảo bọc bởi nướu hay còn gọi là lợi răng, bệnh viêm chân răng xảy ra khi có tình trạng viêm nhiễm ở nướu. Khi trẻ bị viêm chân răng, nướu sẽ sưng đau, có màu đỏ ửng,…. Bề mặt nướu trơn láng, lấm tấm da cam dẫn tới bé bị chảy máu chân răng. Nguyên nhân gây bệnh Vệ sinh răng miệng kém luôn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về răng miệng. Việc vệ sinh kém lâu ngày sẽ làm những mảnh thức ăn vụn bị mắc kẹt lại trở thành các mảng bám chân răng mà mọi người hay gọi là cao răng, vi khuẩn sẽ sinh sống và phát triển trong cao răng và kẽ răng. Do trẻ đang trong độ tuổi mọc răng, thời điểm này nướu rất dễ bị tổn thương nên trẻ bị viêm chân răng cũng dễ hơn. Ngoài ra còn do những nguyên nhân khác như suy dinh dưỡng, thiếu chất, bị sốt, dùng thuốc chống động kinh,… >>> Hôi miệng ở bé xử lý như thế nào Cách điều trị Tốt nhất cha mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ mà nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được khám và chuẩn đoán chính xác hơn. Việc tự điều trị chỉ khiến bệnh ngày càng trầm trọng chứ không thể diệt được tận gốc, bệnh sẽ kéo dài âm ỉ và ảnh hưởng đến việc điều trị sau này. Tùy vào tình trạng và giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị khác nhau. Có thể sẽ can thiệp tại chỗ như sát khuẩn vùng miệng, …. Rà lưỡi cho trẻ sau khi bú và ăn Với các bé nhỏ còn bú sữa thì nên dùng gạt quấn vào ngón tay nhúng nước ấm, chà vào lưỡi răng và nướu của bé. Cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương miệng và làm bé buồn nôn. Khi trẻ đã lên 3 cần hướng dẫn cho trẻ cách đánh răng, tạo thói quen đánh răng sau khi ăn. Mỗi 3 tháng 1 lần cho trẻ đi khám răng để lấy cao răng và để phát hiện kịp thời răng sâu. Giữ vệ sinh răng miệng của bé rất qua trọng. Nó ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này nên cần mẹ hướng dẫn cho bé hiểu.