1. moicong86

    moicong86Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    15 Tháng mười một 2016
    Bài viết:
    324

    Toàn Quốc Cần cơ chế tài chính xử lý tắc đường, kẹt xe

    Thảo luận trong 'Bất động sản' bắt đầu bởi moicong86, 17 Tháng mười một 2017.

    Bí thư Hà Nội: Cần cơ chế tài chính đặc thù xử lý "thảm họa" tắc đường, kẹt xe Tình trạng kẹt xe thuê căn hộ gần sân bay, tắc đường ở Thủ đô được Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải ví là “thảm họa” trong vài năm tới, nếu không có cơ chế tài chính đặc thù để đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Khác với các địa phương, Hà Nội có hẳn Luật Thủ đô nhằm tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục... thưa ông? Năm 2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thủ đô và đến năm 2012 thì nâng lên thành luật, khẳng định Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội phải bảo đảm văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các địa phương trong cả nước. Hà Nội được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi, nhờ đó, thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 tăng gần 5,6 lần so với năm 2004, không những bảo đảm được chi thường xuyên và chi trả nợ, mà còn dành tích luỹ ngày càng cao cho đầu tư phát triển. Nếu như chi đầu tư phát triển năm 2004 mới đạt 1.998 tỷ đồng, thì đến năm 2015 đạt 22.439 tỷ đồng. Ngoài ra, trong giai đoạn 2007 - 2014 thuê căn hộ gần sân bay, ngân sách trung ương đã thưởng và đầu tư trở lại cho Hà Nội 11.879 tỷ đồng để đầu tư các dự án, công trình quan trọng cấp bách. Nhờ có nguồn vốn này, Hà Nội có thêm nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, từ năm 2005 đến 2015, Trung ương đã ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi 1.868 triệu USD cho Hà Nội đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, giáo dục và y tế. Ngoài ra, trên địa bàn còn có nhiều dự án lớn sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi do các bộ, ngành thực hiện như cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân, đường sắt đô thị tuyến số 1... đều là các dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của Thành phố. Can co che tai chinh xu ly tac duong ket xe Nhưng nguồn lực này vẫn chưa giúp Hà Nội trở thành thành phố có kết cấu hạ tầng văn minh, hiện đại? So với các địa phương khác, TP.HCM và Hà Nội được phép huy động vốn đầu tư các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của địa phương lớn hơn, nhưng từ năm 2005 đến năm 2015, Hà Nội cũng chỉ phát hành được 12.905 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm như cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài, phát triển giao thông đô thị… Nếu cộng cả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương thì tổng mức đầu tư mới đạt 12.417 tỷ đồng, còn thiếu tới 16.428 tỷ đồng mới bảo đảm nhu cầu đầu tư các công trình trọng điểm trong giai đoạn 2012 - 2015, chứ chưa nói tới các công trình đầu tư trong giai đoạn 2016-2020. Hệ quả của việc thiếu vốn đầu tư là gì, thưa ông? Từ nay đến năm 2030, Hà Nội phải hoàn thành 8 tuyến tàu điện ngầm, với tổng mức vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD, nhưng hiện nay chưa làm được cây số nào. Cho dù có đưa cả 8 tuyến tàu điện ngầm vào sử dụng, thì với tốc độ tăng trưởng di dân tự do 1,4%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015 và 1,9% năm 2016, vẫn không thể giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông nếu không có cơ chế tài chính đặc thù để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, chưa kể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác. Hiện tại, Hà Nội có khoảng 100 tuyến xe bus, trong đó phải dùng ngân sách trợ giá 73 tuyến; sắp tới thêm 53 tuyến xe bus nữa, nhưng cũng không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, vẫn không giải quyết triệt để được vấn nạn kẹt xe, tắc đường. Nếu không có cơ chế tài chính đặc thù, đầu tư đặc thù, thì Hà Nội không có cách gì giải quyết được vấn nạn hiện nay và trong thời gian tới, tắc đường sẽ trở thành thảm họa. Tắc đường, ô nhiễm môi trường, khói bụi, ngập lụt, thiếu nước sạch... nếu không được tháo gỡ thì rất dễ trở thành vấn đề chính trị, khi người dân quá bức xúc. Mỗi khi tổ chức một sự kiện nào đó lớn ở Hà Nội, chúng tôi vô cùng lo ngại trước nạn kẹt xe, tắc đường. Vậy theo ông, Hà Nội cần những cơ chế tài chính gì để giải quyết nạn kẹt xe, tắc đường mà như ông nói có thể trở thành thảm họa? Kể từ năm 2017, theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, mức dư nợ vay của Hà Nội (và TP.HCM) tối đa bằng 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, cao hơn so với quy định cũ rất nhiều, nên Hà Nội sẽ tích cực huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nhưng dù có huy động tối đa mọi nguồn lực cũng không đủ nguồn đầu tư, nên chúng tôi đề nghị được sử dụng tiền cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tiền cổ tức tại doanh nghiệp có vốn nhà nước do địa phương quản lý để đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Ngoài ra, theo Luật Thủ đô, một số cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ phải chuyển ra khỏi khu vực nội thành, Hà Nội muốn được sử dụng tiền đấu giá quyền sử dụng đất của các cơ sở di dời để đầu tư cho hạ tầng giao thông, cấp - thoát nước, xử lý rác thải… Đối với một số công trình căn hộ dịch vụ gần sân bay , dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn do Hà Nội quản lý, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, theo quy định thì Quốc hội quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương để triển khai thực hiện. Chúng tôi mong muốn Quốc hội sớm thông qua mức hỗ trợ để Hà Nội kết nối toàn bộ Vành đai 1 với Vành đai 2, Vành đai 3 và Vành đai 2,5, Vành đai 4, để có thể xử lý cơ bản nạn kẹt xe vào cuối năm 2020 đầu năm 2021.
     
  2. Công ty Xây Dựng Quốc Tế Phương Anh chuyên thi công nội thất công trình nhà chung cư, nhà biệt thự. Ngoài ra còn có dịch vụ xây nhà cấp 4 giá rẻ, uy tín tại TpHCM

Chia sẻ trang này