(CATP) Những ngày qua, nhiều người quan tâm đến thông tin Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng có chỉ đạo sẽ cấm xe khách giường nằm lưu thông trên đường đèo núi, đồi dốc. Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. “Lệnh” của bộ trưởng có được thực tế hóa bằng luật, thành quy định không? Có nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân, các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý điều hành về giao thông hay không? Tra cứu lịch bay Jetstar Hà Nội đi Đà Nẵng(CATP) Những ngày qua, nhiều người quan tâm đến thông tin Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng có chỉ đạo sẽ cấm xe khách giường nằm lưu thông trên đường đèo núi, đồi dốc. Đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. “Lệnh” của bộ trưởng có được thực tế hóa bằng luật, thành quy định không? Có nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân, các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý điều hành về giao thông hay không?CSGT kiểm tra xe khách Ý kiến người trong cuộc Ông Nguyễn Văn Thanh (SN 1965), Trưởng chi nhánh hãng xe Phương Trang - TP.Đà Lạt: “Tôi ủng hộ ý kiến của bộ trưởng. Thời điểm bộ trưởng nói điều này có lẽ xuất phát từ tâm trạng đau xót khi chứng kiến vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Lào Cai (14 người chết, 30 người bị thương). Trước khi làm quản lý chi nhánh xe Phương Trang tại Đà Lạt, tôi có 23 năm làm tài xế, chạy hầu hết các tuyến đường trong cả nước, chỉ trừ tuyến lên Lào Cai. Do nhiều năm lái xe trên các tuyến đường, chủ yếu là phương tiện xe khách gồm cả xe ghế ngồi và xe giường nằm, tôi đồng tình, ủng hộ ý kiến của bộ trưởng bằng cái tâm của người tài xế. Xe giường nằm hai tầng, ngoài chở người còn chở thêm hàng hóa (chưa kể hành lý của hành khách) khiến lực trọng tâm của xe rất lớn; khi xe chạy trên các tuyến đường đèo dốc, có khúc cua quanh co dễ bị nghiêng, lật... Vấn đề là cấm trên đoạn tuyến đường nào được xác định là nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn chứ không nên cấm trên các đường đèo. Ngành chức năng như: cơ quan đăng kiểm, Cục Kỹ thuật, GTVT, CSGT cần chú trọng việc sửa sang, nâng cấp hạ tầng cơ sở giao thông, cải thiện đường sá, đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con; kiểm tra tài xế có tuân thủ luật giao thông đường bộ. Hãng xe Phương Trang tại Đà Lạt hiện có 81 chiếc, hầu hết là giường nằm, lưu thông đến 5 tỉnh, thành: Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, TPHCM; đều đi qua những đoạn đường đèo dốc, như đèo Prenn, đèo Bảo Lộc, đèo Hải Vân, QL723 nổi tiếng với địa hình đường đèo dốc uốn lượn, nhiều khúc cua tay áo. Nếu xe giường nằm bị cấm lưu hành thì Phương Trang - Đà Lạt sẽ bị ảnh hưởng, chúng tôi cũng giảm thu nhập. Nhưng vì sự an toàn của hành khách, tôi ủng hộ chỉ đạo của bộ trưởng”. - Phóng viên: Thưa ông, đội ngũ tài xế của xe Phương Trang được tuyển dụng thế nào? Có gì đảm bảo rằng tài xế không sử dụng các chất gây nghiện, có sức khỏe, không mắc bệnh về tim mạch và có tinh thần trách nhiệm, đảm bảo việc điều khiển phương tiện giao thông (đặc biệt là xe giường nằm) an toàn? - Ông Nguyễn Văn Thanh: Định kỳ 6 tháng một lần, Công ty Phương Trang sẽ cho các tài xế đi kiểm tra sức khỏe, làm tex, xét nghiện máu để kiểm tra việc tài xế có sử dụng chất gây nghiện không. Đến nay chúng tôi chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với chất gây nghiện hay các bệnh về tim mạch. Chúng tôi lên lịch tổ chức đưa tài xế đi khám bệnh chứ không có việc để tài xế tự đi khám rồi mang kết quả về. Một trong những tiêu chí bắt buộc khi Công ty Phương Trang tuyển tài xế là phải có ít nhất một năm kinh nghiệm chạy xe khách đường dài; không phải cứ có bằng lái xe loại tải trọng lớn là được tuyển dụng. Tôi cũng không cho rằng tài xế có thể trạng nhỏ con sẽ không đủ sức khỏe, khó điều khiển chiếc xe giường nằm vốn dĩ kềnh càng, bởi người nhỏ con nhiều khi nhanh nhẹn, có phản xạ tốt. Tất nhiên, người có thể trạng quá nhỏ bé tới mức đạp chân không tới ga, tới thắng thì không thể điều khiển xe khách loại lớn! - Ông thấy sao về hiện trạng đường sá tại các đoạn đường đèo Prenn, QL723 (tuyến Đà Lạt - Nha Trang), đèo Cả (Phú Yên) và đèo Chuối - TP.Bảo Lộc (tuyến Đà Lạt - TPHCM)? - Độ dốc của đèo Prenn, đèo Chuối và cả đèo Cổ Mã (Vạn Ninh - Khánh Hòa) không đáng kể, chỉ cần tài xế không chủ quan, chạy tốc độ chậm sẽ không có nguy hiểm. Điểm chung các đoạn đường đèo này là có quá ít đường lánh nạn. Nhiều đoạn dốc nguy hiểm cần đường lánh nạn nhưng bố trí chưa hợp lý, như đường 723 chẳng hạn. Đường đèo Prenn dài 7km, có duy nhất một đường lánh nạn, nhưng mặt đường quá cao so với đường lánh nạn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi tài xế dùng đến giải pháp cho xe lánh nạn. Tại khúc cuối của đoạn đường đèo Cả gần TP.Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) có khoảng 4km, độ dốc lớn (trên 10 độ), giảm đột ngột, đường cua tay áo rất nguy hiểm. Mong ngành chức năng có giải pháp khắc phục. - Anh Phạm Quang Hợp (SN 1967) - tài xế hãng xe Thành Bưởi (trụ sở số 5 Lữ Gia, TP.Đà Lạt): “Tôi nghĩ rằng việc lãnh đạo ngành GTVT có lệnh cấm xe giường nằm lưu thông trên những đoạn đường đèo dốc là bất hợp lý. Địa hình đường sá của Việt Nam không đồng nhất, đường đồng bằng nối với đèo dốc, nếu cấm thì bà con đi lại làm sao? Vì vậy, cần quy hoạch cụ thể, tuyến đường nào cấm, tuyến nào vẫn được lưu thông. Nhà nước phải tính đến nhiều giải pháp để kìm chế tai nạn giao thông trước khi đổ lỗi lên chiếc xe giường nằm; không phải cứ không quản lý được là cấm. Bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp đều xác định: lái xe là một nghề để mưu sinh, nuôi sống bản thân và gia đình. Chúng tôi luôn có ý thức, tuân thủ các quy định của ngành giao thông và chủ xe khi điều khiển phương tiện để tránh tối đa những rủi ro gặp phải như: gây tai nạn, bị ngành chức năng xử phạt vì vi phạm lỗi trong quy định điều khiển phương tiện giao thông; kể cả việc bị chủ doanh nghiệp phạt vì những lỗi chủ quan như chạy quá tốc độ cho phép, dừng đỗ xe không đúng quy định gây cản trở giao thông, lấn tuyến...”. Nhiều người cho rằng cần tìm ra nguyên nhân thật sự của các vụ tai nạn thảm khốc từ xe khách, từ đó mới xác định được “thủ phạm”, để có giải pháp khắc phục hiệu quả, đúng đắn.Một vụ tai nạn xe kháchLà phóng viên, chúng tôi thường xuyên đi công tác đến nhiều tỉnh thành trên cả nước và thường chọn xe khách giường nằm làm phương tiện đi lại. Di chuyển trên những chiếc xe này và nhiều lần chứng kiến, tác nghiệp các vụ TNGT do xe khách gây ra, chúng tôi nhận thấy tại các tỉnh Nam Trung bộ, đường đèo dốc quanh co, phương tiện xe giường nằm hay ghế ngồi không phải là vấn đề. Bởi độ đèo dốc không thật sự nguy hiểm; xe giường nằm hay ghế ngồi nếu chọn đúng xe chất lượng thì khi nằm hay ngồi đều rất êm, cảm giác yên tâm; tài xế có kinh nghiệm, lái xe cẩn thận, coi trọng tính mạng và tài sản của bản thân và khách hàng thì không dễ gì xảy ra tai nạn. Đa phần các vụ tai nạn thảm khốc từ xe khách đều do các yếu tố: tài xế phóng nhanh vượt ẩu, ngủ gật (vì bản tính bốc đồng, ý thức chấp hành luật giao thông kém hay tâm lý có người “bảo kê”, bị chủ nhà xe khống chế thời gian đi - về vào các dịp cao điểm lễ tết); xe hoán cải (từ ghế ngồi sang giường nằm) không đảm bảo an toàn kỹ thuật; chất lượng mặt đường kém, nhiều “ổ gà”, “ổ voi” khiến xe mất thăng bằng. Riêng hai tuyến QL27 (Lâm Đồng - Đắk Lắk) và QL723 (Đà Lạt - Nha Trang) cần tuyệt đối cấm xe giường nằm hai tầng vì đường đèo dốc uốn lượn, nhiều khúc cua gấp nguy hiểm, xe chao đảo như đi tàu lượn, xe khách giường nằm hai tầng cồng kềnh rất dễ bị nghiêng, lật. So với phía Nam, đường tại các tỉnh Tây Bắc vô cùng hiểm trở đồi núi cheo leo. Đi sau những chiếc xe khách lớn thấy chúng cứ chao nghiêng đã sợ hết hồn, nói gì đến những người ngồi trong đó, nhất là với xe giường nằm hai tầng cao chênh vênh. Xe khách giường nằm một tầng sẽ “lên ngôi”? Ở các nước phát triển, đường sá chất lượng, có sự phân luồng rõ rệt; tài xế có ý thức chấp hành luật giao thông, việc xe giường nằm hai tầng lưu thông đem lại cảm giác bình thường. Ở Việt Nam ta thì khác. Đường chưa tốt (thiết kế mặt đường, biển báo, hành lang bảo vệ...), phương thức quản lý (nạn mãi lộ, “xe dù”, xe “vua”), ý thức chấp hành luật giao thông của tài xế kém... nên việc thịnh hành xe khách hai tầng trải dọc từ Bắc chí Nam cần phải xem xét lại. Theo số liệu của Cục đăng kiểm, hiện cả nước có 4.553 xe giường nằm hai tầng. Trong đó, 859 xe được hoán cải từ loại chở khách ghế ngồi thông thường, 80 xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, 3.606 xe sản xuất, lắp ráp mới. Ngoài ra, có khoảng 80 xe chở khách giường nằm 1 tầng. Từ tháng 4-2014, Cục đăng kiểm không cho phép chuyển đổi xe khách ghế ngồi thông thường thành giường nằm. Đáng nói, trong số 859 xe hoán cải từ ghế ngồi thành xe giường nằm, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe khách mua lại từ Trung Quốc, còn lại do tay nghề độ chế tại các xưởng ở một số tỉnh miền Trung. Nhiều ý kiến cho rằng, nên hạn chế xe giường nằm hai tầng để tránh tai nạn. Thay vào đó, xe giường nằm 1 tầng sẽ đem lại cảm giác an toàn hơn với hành khách. Thực tế, xe giường nằm hai tầng chỉ thích hợp chạy đường đồng bằng, đường có độ dốc thấp. Với những cung đường, nhiều khúc cua gấp, đường đèo uốn lượn, chênh vênh cần tuyệt đối cấm xe giường nằm hai tầng lưu thông. Đối với những chiếc xe giường nằm được hoán cải, xe khách độ chế tăng số ghế... cần có biện pháp quản lý gắt gao, thậm chí cấm đưa vào hoạt động. Quan trọng hơn cả là kiểm tra trình độ lái xe của tài xế. Khi xảy ra va chạm, hành khách trên xe giường nằm chỉ bị dồn chân, chấn thương (nếu có) sẽ không nặng. Với hành khách đi xe ghế ngồi, khi xảy ra tai nạn, thường bị chúi đầu về phía trước, dễ bị chấn thương sọ não. Đi xe đường dài dễ say xe, mệt, phương tiện xe giường nằm được nhiều người ưa chuộng. Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: sẽ giao Cục đăng kiểm kiểm tra, đánh giá chất lượng các loại xe khách, đặc biệt với xe giường nằm được hoán cải. “Với xe giường nằm, mấu chốt là quy hoạch luồng tuyến, phải làm rõ xe giường nằm là loại hình phải giới hạn phạm vi hoạt động. Chỉ được phép chạy những luồng tuyến nào, và cấp đường nào thì cấm. Nội dung này phải đưa vào điều kiện kinh doanh vận tải mà Nghị định 91, 93 trình Thủ tướng trong tháng 9 này, trong đó Bộ GTVT sẽ có trách nhiệm quy định làm rõ nội dung này trong Thông tư hướng dẫn”. Thứ trưởng Thọ cũng cho rằng, phải quy định rõ xe khách không được phép chở theo hàng hóa, ngoại trừ hàng đi theo khách tối đa 20kg/người. Chiều 3-9, Bộ GTVT đã sửa lần cuối Thông tư 18 đưa nội dung này vào, trình bộ trưởng ký ban hành ngay tháng 9-2014. Hi vọng sẽ có những chuyển biến tích cực trong việc quy hoạch, quản lý, chế tài nghiêm ngặt với không chỉ xe khách mà các loại phương tiện giao thông để tránh những tai nạn thương tâm.