1. xenuocmiavn

    xenuocmiavnMember

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2013
    Bài viết:
    34

    CÁCH XỬ LÝ TAI NẠN DO MÁY ÉP MÍA

    Thảo luận trong 'Điện tử - Điện máy' bắt đầu bởi xenuocmiavn, 26 Tháng mười một 2013.

    CÁCH XỬ LÝ TAI NẠN DO MÁY ÉP MÍA


    Tổn thương bàn tay do máy ép nước mía là tai nạn phổ biến trong sinh hoạt, lao động. Với cách ép nước mía thông thường bằng máy ép nước mía siêu sạch như bà cụ trong hình có nhiều rủi ro, tai nạn hơn hết. Tai nạn xảy ra thường là do cố đẩy mía vào, do mất tập trung trong lúc làm việc, do lau chùi hệ thống ép mà không ngắt điện, có khi là do đứng gần hệ thống ép rồi bị vướng vào, trẻ em chơi đùa thò tay vào đó. Do đó, chấn thương do máy ép nước mía không chỉ dừng lại ở đôi tay, có khi bị cả cánh tay rất nguy hiểm đến người quay nước mía và những người thân xung quanh.

    CACH XU LY TAI NAN DO MAY EP MIA

    Chấn thương bàn tay là phổ biến nhất, bàn tay bị đè ép giữa 2 trục quay của hệ thống ép. Một cây mía tròn trĩnh, cứng chắc đi qua vài lần giữa 2 trục này chỉ còn bả mía tả tơi. Đôi bàn tay cũng chỉ vậy thôi. Nếu đã sơ ý làm bàn tay mắc kẹt trong hệ thống này, cần phải bình tỉnh tìm cách lấy tay ra khỏi 2 trục quay của hệ thống ép. Dù có được điều trị tích cực, kịp thời đến chừng nào, khó tránh khỏi nguy cơ tàn tật của đôi tay.

    Tổn thương bàn tay do máy ép nước mía có đặc điểm:
    • Da bị rách, lóc, bầm dập nhiều.
    • Xương dập nát nhiều, hiếm khi không bị gãy xương.
    • Gân cơ bị bầm dập nhiều, ít khi đứt gân.
    • Mạch máu, thần kinh bầm dập. So với những chấn thương bàn tay theo cơ chế khác với cùng mức độ thương tổn da xương, trong trường hợp này thì mạch máu, thần kinh ít bị đứt hơn. Tuy nhiên, mạch máu cũng thường bị bầm dập, ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của mô.

    Tóm lại, đây là chấn thương thường nặng nề, phức tạp với tổn thương nhiều mô gây dập nát bàn tay. Việc điều trị cần có kế hoạch; chăm sóc, theo dõi cần phải thường xuyên, kịp thời.

    Cấp cứu, xử lý khi có tai nạn xảy ra

    Tại nơi tai nạn:
    • La to, nhờ người xung quanh giúp đỡ.
    • Không vội rút tay bị mắc kẹt ra.
    • Hãy dùng một cái gì đó nhỏ nhất cũng lớn hơn ngón tay ( có hình chêm càng tốt) đưa vào kẻ giữa 2 trục quay của hệ thống ép, đóng mạnh ngược chiều cho 2 trục quay đè lên. Lúc này, 2 trục quay được tách xa hơn ra, bàn tay có thể được lấy ra mà không làm cho tổn thương nặng thêm. Tốt nhất là nhanh chóng tháo gỡ trục quay, không nên để yên mà quay ngược chiều để lấy tay ra (như lấy một bả mía)
    • Hãy băng cầm máu và đưa nhanh nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

    Tại bệnh viện
    • Luôn nhớ rằng đây là một chấn thương ít gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng bàn tay sau này.
    • Mục tiêu đặt ra là:
      • Cứu sống bàn tay.
      • Phục hồi chức năng bàn tay.
    • Muốn đạt được những mục tiêu trên, cần phải:
      • Đánh giá một cách đầy đủ, chính xác những tổn thương của nó. Phải chụp XQ bàn tay trước khi phẫu thuật.
      • Sau đó dự tính trước kế hoạch lâu dài nhằm bảo tồn tối đa nếu có thể.
      • Không vội cắt đi những mô tưởng như dư thừa, những ngón tay tưởng như đã hoại tử bởi có thể đó chỉ là do sự co mạch tạm thời ngay sau chấn thương, những mô sống dư có thể là những vạt tại chỗ rất tốt che phủ khuyết hổng ở bàn tay.
      • Cơ sở phẫu thuật cần có đủ điều kiện về PTV, GMHS và các trang thiết bị cho PT bàn tay.

    Tại nơi sơ cứu ban đầu (tại trạm y tế, tại bệnh viện) không đủ điều kiện PT bàn tay:
    • Cấp cứu nạn nhân.
    • Rửa sạch vết thương khi có thể.
    • Chú ý là không bao giờ làm cho tổn thương nặng thêm: không khâu cột để cầm máu, không cắt bỏ mô...
    • Băng cầm máu. Chú ý: đôi lúc vì băng kỹ quá mà hoại tử xảy ra do tắt mạch; vì băng sơ sài quá mà máu chảy quá nhiều, mạch máu, thần kinh lại bị tổn thương do sự đâm chọc của đầu xương gãy.
    • Nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
     

Chia sẻ trang này