1. maykhaclaser2013

    maykhaclaser2013Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2013
    Bài viết:
    13

    Cách xử lý nước cho hồ thủy sinh bị đục

    Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi maykhaclaser2013, 28 Tháng ba 2015.

    Sau một thời gian nuôi cá cảnh, hồ cá thủy sinh bạn bắt đầu có dấu hiệu như nước bị đục, có mùi, thành hồ xuất hiện nhiều rêu xanh… Và những bệnh này làm cho những người mới chơi thủy sinh nản lòng hoặc lúng túng không biết phải xử lí ra sao để vừa làm sạch môi trường sinh thái trong hồ, vừa không làm tổn hại đến cá thủy sinh. Nắm bắt được vấn đề nhạy cảm này,Thủy Sinh Lâm Kim Chi chia sẽ cho các bạn một số cách xử lý nước cho hồ thủy sinh bị đục.

    Cach xu ly nuoc cho ho thuy sinh bi duc

    1. Vệ sinh các thành phần trong hồ như hệ thống lọc,thành bề mặt hồ,..
    - Trước khi bạn xử lý nước hồ công việc đầu tiên bạn cần phải tiến hành lau chùi toàn bộ 1 lượt cả trong lẫn ngoài hồ thủy sinh.Làm như vậy với mục đích khi bạn thay nước mới sẽ không làm nước bị đục lại,Nhưng các bạn chỉ nên vệ sinh hệ thống lọc và thành hồ chứ không nên làm sạch hết các đồ trang trí trog hồ vì đây là nơi tồn tại của những vi khuẫn có lợi chó quá trình phát triển của của cá thủy sinh,cây thủy sinh.
    - Mẹo : Bạn có thể sử dụng nam châm cọ đễ lau cọ mặt trong và mặt ngoài của thành hồ, các bạn có thể mua tại các cửa hàng thủy sinh.

    2. Kế đến bạn cần phải loại bỏ rêu và tảo gây hại trong hồ :
    Hồ thủy sinh của bạn qua một thời gian không tránh khỏi rêu hoặc tảo xanh đóng trên mặt hồ hoặc vật trang trí trong hồ thì bạn nên dùng một loại dụng cụ để cào lớp tảo này đi và chà sát bề mặt hồ trước khi tiến hành thay nước mới cho hồ.Các loại dụng cụ như thế này đều được bày bán tại các cửa hàng thủy sinh. Nhưng về lâu dài hay bạn ít có thời gian làm công việc trên thì bạn có thể thả vào hồ loài cá lau kiếng hay những loại cá vệ sinh hồ. Thức ăn của chúng là tảo và các chất bẩn bám trên mặt hồ. Tuy nuôi cá lau kiếng nhưng bạn vẫn cần bỏ ra 1 chút công sức để lau dọn hồ cá.
    Mẹo : Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cá vệ sinh cho hồ thủy sinh như :
    - Nếu hồ thủy sinh nhà bạn có trồng cây thủy sinh bạn có thể chọn cá bống, cá tỳ bà, cá chuột …
    - Nếu hô thủy nhà bạn kính thước lớn, không trồng thủy sinh, bạn có thể nuôi cá dọn bể thường (loại to, màu đen)
    - Nếu hồ thủy sinh nhà bạn có ốc thì mua cá cóc hoặc cá chuột Mỹ sẽ nhanh chóng giải quyết đám ốc 1 cách gọn gàng nhất.

    3. Làm vệ sinh bộ lọc :
    Vì bộ lọc là bộ phận không thể thiếu cũng như quyết định đến sự thành bại của hồ thủy sinh nó có tác dụng làm sạch nước trong hồ và hệ thống lọc có nhiều thiết kế khác nhau phù hợp với hồ của bạn như lọc sinh học, lọc cơ học, lọc hóa học…
    Lọc sinh học : là loại lọc quan trọng nhất trong hồ thủy sinh vì nó giúp loại những chất thải độc hại như : amonia và nitrite. Và hai thành Amonia và Nitrite này hình thành chủ yếu từ chất thải của cá. Ngoài ra lọc sinh học thực hiện cả quá trình khử nitơ trong hồ, nó chuyển nitrate thành khí nitơ. Hệ thống lọc sinh học phổ biến hiện nay là được đặt ngầm dưới nền sỏi và là hệ thống hiệu quả nhất. Và bạn phải nên kiểm tra thường xuyên 2 tuần / lần.
    Lọc cơ học : Loại này giúp nước sạch và không có chất bẩn. Nó loại bỏ các tạp chất lơ lửng qua những hộp lọc. Dòng nước từ máy bơm sẽ qua các tấm tơ sợi và các chất bẩn được giữ lại. Nhiều hệ thống lọc cơ học đặt ngầm có thể loại bỏ các chất bẩn trên sỏi. Ưu điểm của hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ các chất bẩn nhỏ tới 3 micron và có loại có thể loại cả những vi khuẩn có hại hoặc tảo chết. Nhưng nhược điểm là hệ thống này nên được làm vệ sinh thường xuyên vì nó dễ bị nghẽn.
    Lọc hóa học: Loại lọc này có thể ổn định thành phần hóa học trong hồ cá của bạn. Vì hhững chất bẩn hóa học thường hòa tan vào nước hệ thống lọc hóa học có thể giúp bạn làm tốt công việc này. Loại lọc hóa học phổ biển nhất trên thị trường hiện nay là lọc dùng carbon. Nó có những tấm carbon giữ lại những hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. Loại lọc này có thể loại bỏ các chất như : đồng, ozone, chlorine, kháng sinh, một vài protein và đường hòa tan, iodine, thủy ngân…
    Ngoài ra cũng có nhiều thiết bị lọc chuyên dụng khác bạn có thể tham khảo như : hệ thống lọc protein giúp loại bỏ những chất hữu cơ có hại đi vào chu trình nitơ và làm giảm hàm lượng nitrite và làm tăng oxy trong nước. Tuy nhiên loại lọc này cũng loại bỏ nhiều nguyên tố như có lợi cho hồ thủy sinh của bạn như iodine nên cẩn thận khi sử dụng.
    Đèn cực tím: giúp diệt vi khuẩn có hại, tảo và ký sinh trùng.
    Ozone: là một yếu tố oxy hóa mạnh và có khả năng oxy hóa những chất hữu cơ ô nhiễm và các sinh vật có hại. Nhưng bạn cần chú ý tới hệ thống lọc này là cần phải loại bỏ ozone còn trong nước vì có thể gây hại cho cá.
    Mẹo : Lưu ý là nếu bộ lọc nước trong hồ cần được làm mới, nhưng tuyệt đối bạn không nên thay đổi tất cả các thiết bị bên trong bộ lọc ngay (tấm hút nước, ống thông,…) một lần vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi, từ đó khiến hệ sinh thái trong hồ của bạn phải trở lại giai đoạn đầu để tạo ra lớp vi khuẩn mới. Hãy rửa sạch các thiết bị lọc mới bằng nước máy ở nhiệt độ bình thường trước khi lắp chúng vào hệ thống.

    4. Thay nước cho hồ :
    Một nguyên tắc quan trọng gần như là quy tắc chung khi thay nước cho hồ thủy sinh bạn cần nhớ là chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới ( nước đã được lắng cặn và khử Clo ). Khi thay nước, bạn cần sử dụng một ống nhựa để hút những cặn bẩn đóng lại trong các viên sỏi và vật trang trí.
    Trường hợp bộ lọc nước của bạn được đặt dưới những viên sỏi thì việc súc rửa sỏi là vô cùng quan trọng vì điều này giúp ngăn chặn chất bã và các chất hữu cơ phân hủy làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và cản dòng chảy của nước.

    Mẹo :
    - Bạn sử dụng cây cọ hồ thủy sinh 3 trong 1 để vừa cào lớp cát sỏi bung bẩn, vừa có lưỡi dao kỳ sạch tảo bám, vừa có tấm mút chà nhẹ hồ.
    - Hay bạn sử dụng bơm tay hút nước để có thể hút được các cặn bẩn ở khe kẽ kín nhất trong hồ
    - Và Nên dùng vợt vớt hết rác ( lá cây, cá chết…) trong hồ trước khi thay nước.

    5.Cuối cùng là bơm nước vào hồ :
    Sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương với lượng nước hút ra.Để làm điều này, cách đơn giản nhất là bạn sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ. Nó sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Lưu ý xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được dùng trong gia đnh ( tốt hơn là bạn nên dùng loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ ).
    Nước mới bơm vào hồ nên ở nhiệt độ xấp xỉ nước trong hồ mà bạn vừa hút ra Bạn có thể so sánh điều này bằng cách chạm vào nước ở hồ và ở trong xô rồi so sánh chúng với nhau. Bạn cũng đừng quên bước khá quan trọng là dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ.
    Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại.Bạn nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí oxy.

    Mẹo :
    - Để xử lý nước, bạn có thể dùng Thuốc khử Clo, thuốc diệt rêu/ốc hoặc thuốc thử pH; tăng/giảm pH, men làm trong nước…để tạo môi trường tốt cho cá
    - Sau khi đã bơm nước, bạn nên dùng kéo tỉa cây hoặc nhíp trồng cây để sửa sang lần cuối bể cá nhà mình.

    Thủy Sinh Lâm Kim Chi
    ĐC: 210/5F Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10,Quận 3,HCM
    0913.13.22.09 ( Mr.Lâm ) – 0908.46.69.78 (Miss. Chi )
     
    Last edited: 2 Tháng mười một 2018

Chia sẻ trang này