Sử dụng nón bảo hiểm hằng ngày, đôi khi chỉ nhìn bằng mắt thường bạn cho rằng chiếc nón bảo hiểm của mình vẫn sạch sẽ và bóng bẩy như mới, nhưng thật sự chúng rất bẩn do hằng ngày phải tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng từ môi trường. Đặc biệt là những phần tiếp xúc với da đầu, nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ gây các bệnh cho da đầu. Nếu chiếc nón bảo hiểm yêu quý của bạn đã "chinh chiến" cả 1 thời gian dài thì giờ là lúc để tuốt lại chiếc nón của mình.Chuẩn bị các dụng cụ làm sạch nón bảo hiểm Hãy chuẩn bị cho mình những dụng cụ sau để làm sạch bóng chiếc nón:- 1 chiếc bàn chải đánh răng cũ- 1 miếng mút mềm- Khăn lau- Tăm bông- Bọt biển- Dung dịch làm sạch (nên sử dụng dầu gội trẻ em, có độ Ph trung tính).Sau khi đã chuẩn bị xong, tiến hành vệ sinh cho chiến hữu của mình, các bạn nên chú ý cẩn thận, tránh để trầy xước nón trong quá trình vệ sinh nhé.Cách làm sạch mũ bảo hiểm Đầu tiên, đối với những mũ bảo hiểm có kính, các bạn nên tháo kính chắn gió ra trước. Nếu không biết cách tháo bạn nên liên hệ với cửa hàng, nơi sản xuất hay lên mạng tìm hiểm trước, không nên dùng lực mạnh, tránh làm gãy, vỡ các chi tiết của nón bảo hiểm. Nếu là loại mũ bảo hiểm full-face hoặc lật cằm, sẽ có 2 miếng ốp ở 2 bên sườn ở bên cạnh, các bạn phải tháo rời chúng ra, ngâm vào nước ấm pha chút dầu gội trẻ em. Sau đó các bạn chuẩn bị khăn sạch để lau và nên lót phía dưới chậu rửa một lớp khăn lớn khác nữa để tránh xước sơn. Các bạn dùng khăn nhẹ nhàng lau vết ố bẩn và mút mềm, sau đó làm sạch lại bằng nước lạnh, cuối cùng là với ra và bật quạt gió để phơi khô các chi tiết. Với kính chắn gió, đây là chi tiết khá quan trọng vì nếu bị xước hoặc mờ bẩn thì chúng sẽ bị lóa khi có đèn ngược chiều và khó nhìn khi trời mưa. Sau khi tháo tấm kính chắn gió rời khỏi mũ, bạn sử dụng chất tẩy rửa nhẹ (có thể là xà phòng) hòa với nước ấm và dùng khăn vải nhẹ nhàng vệ sinh 2 mặt của kính. Sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Các lỗ thông gió của kính nếu có thì cũng nên dùng tăm bông để làm sạch. Với những khe sâu của mũ bảo hiểm thì bạn có thể dùng đầu tăm bông để lau chùi sạch. Phần bên trong mũ là lớp xốp dày và vải nỉ, vải lưới, bạn có thể xử dụng xà phòng và giặt nhẹ nhàng, tránh xước vải. Khi tất cả các chi tiết đã được hong khô, bạn có thể ráp lại theo quy trình ngược khi tháo ra. Cuối cùng, dùng mỡ silicon để bôi trơn các khớp vít, nhớ lau sạch vết lem của mỡ. Nếu thích thì bạn có thể đánh bóng mũ bảo hiểm bằng một lớp phủ nano để mũ trông như mới và hạn chế đọng nước khi trời mưa. Công ty Blue Sea mong giúp bạn phần nào vệ sinh chiếc nón bảo hiểm của mình!