Rất nhiều mẹ còn mơ hồ, phạm phải một số sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông gây nguy hại đến sức khỏe của bé. Trẻ sơ sinh thực ra không quá bẩn như mẹ nghĩ bởi hầu hết thời gian trong ngày bé chỉ ăn, chơi và ngủ, ít hoạt động nên cũng không ra quá nhiều mồ hôi. Nhất là vào mùa đông, lượng mồ hôi tiết ra lại càng ít hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bé không cần tắm và làm sạch cơ thể. Bởi tuy không có tác động từ bên ngoài nhưng tự bản thân cơ thể cũng tiết ra nhiều chất bẩn làm hại da và sức khỏe. Tắm cho trẻ sơ sinhthực chất là một hoạt động vui chơi đối với bé nhiều hơn. Nhưng khi tắm mẹ phải có những kĩ thuật tắm rõ ràng mới có thể cùng chơi với con, bằng không chỉ có thể biến những giờ tắm là những giây phút căng thẳng và vất vả. Bên cạnh đó, nếu không tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách trong thời tiết se lạnh rất nguy hiểm vì khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt cơ thể theo nhiệt độ môi trường của trẻ lúc này chưa được hoàn thiện. Do đó, mẹ cần nắm rõ một số quy cách khi tắm cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn:Bao lâu thì tắm một lần? Đối với những trẻ sơ sinh thông thường, tắm từ 2 – 3 lần/ tuần là phù hợp với sức khỏe của bé. Đối với những bé đã bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm có thể tắm nhiều lần hơn bởi lúc này thức ăn có thể dính vào người làm bẩn một số bộ phận, thậm chí là toàn cơ thể. Tuy nhiên, việc rửa tay, chân, mặt và vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé thì cần được thực hiện hàng ngày.Có sử dụng xà phòng để tắm cho con? Da trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn da của người lớn. Vì thế, nếu muốn dùng sữa tắm thì phải dùng loại dành cho trẻ sơ sinh để tắm. Xà phòng có tính kiềm không được dùng tắm cho trẻ sơ sinh vì nó dễ khiến da trẻ trở nên khô hơn hoặc phát ban, nổi mẩn.Chọn khu vực tắm Chọn cho bé một khu vực tắm kín gió bởi mùa đông nhiệt độ đã rất thấp, nếu có gió lạnh lùa vào rất có thể khiến bé trúng gió độc, hoặc bị cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra cũng cần chuẩn bị sẵn một nơi để mặc áo ủ ấm cho con sau khi tắm.Có thể lựa chọn cho bé một trong những cách tắm sau Sử dụng bồn tắm dành cho trẻ sơ sinh: Hiện nay trên thị trường có bán sẵn những loại bồn tắm nhỏ xinh dành riêng cho trẻ. Tắm trong bồn giúp trẻ được giữ ấm cơ thể trong suốt quá trình tắm, không bị cảm lạnh. Cách tắm truyền thống: Một số các bà, các mẹ từ xưa sử dụng cách chăm sóc trẻ sơ sinh truyền thống đó là ngồi trên sàn nhà và bế bé tựa vào người, tay kia dùng khăn tẩm nước và tắm nhẹ nhàng.Các bước tắm cho trẻ sơ sinhBước 1: Chuẩn bị tất cả các vật dụng cần thiết như khăn tắm, xà bông, dầu gội, tã, quần áo, một chiếc cốc, thậm chí là cả những đồ chơi để dỗ khi con khóc.Bước 2: Mẹ nên đo nhiệt độ nước trước khi đưa nước lên cơ thể của bé để tránh trường hợp quá nóng hoặc quá lạnh. Thử nước ở trên cổ tay của mẹ, nếu có cảm giác ấm ấm hoặc dùng nhiệt kế đo nhiệt độ ở 90 độ F (32 độ C) là được.Bước 3: Bắt đầu bế bé ra phòng tắm. Cởi toàn bộ quần áo và bắt đầu tắm. Tuy nhiên, nếu con có biểu hiện sợ hãi và khóc, tạm thời đừng cởi tã để bé có cảm giác ấm áp và an toàn, sau đó dần dần mới cởi bỏ hết.Bước 4: Đầu tiên khi tắm cho trẻ sơ sinh là hãy cho phần chân của bé tiếp xúc nước, tay đỡ phần cổ và đầu. Sau đó rửa mặt bằng nước ấm, đặc biệt là sau tai, các khe kẽ tai và trong các nếp gấp cổ. Trừ khi da bé có mồ hôi, dầu mỡ, bụi bẩn thì sử dụng xà phòng nhẹ, còn không dùng nước ấm là đủ. Tiếp theo là tắm đến cơ thể, mở rộng cánh tay và chân để rửa các nếp gấp ở bẹn, đầu gối, khuỷu tay và những nơi có nhờn. Mẹ lưu ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, phần mông và đùi cho bé bởi những bộ phận này tiếp xúc với nước tiểu, phân và thường xuyên được ủ bởi tã nên nếu không được làm sạch sẽ rất dễ bị hăm da. Cuối cùng là cho một chút nước ấm trên đỉnh đầu của bé, sau đó thoa dầu gội và massage nhẹ nhàng toàn bộ da đầu. Phải thật cẩn thận khi tắm chỗ phần mềm trên đầu. Sau đó gội sạch lại bằng nước.Bước 5: Tắm lại thật kĩ từng bộ phận trên cơ thể bằng nước sạch và cẩn thận đưa bé ra khỏi bồn tắm. Dùng khăn khô lau từ trên đầu xuống từng kẽ của cơ thể và nhanh chóng ủ ấm cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng các sản phẩm dưỡng ẩm da sau khi tắm cho trẻ.Một số lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông - Không tắm quá muộn - Tắm nơi kín gió - Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trước khi lột quần áo của con và tắm - Kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh sẽ giúp con có làn da trắng hồng và hết rôm sảy. Tuy nhiên, trên thực tế thì không như vậy.Có nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước dừa không ? Không ít bà mẹ truyền kinh nghiệm cho nhau rằng tắm cho bé sơ sinh bằng nước dừa cho bé thi sẽ có làn da trắng hồng, mịn màng. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, nước dừa không những không thể làm trắng da mà còn gây nguy cơ viêm da, hăm lở da ở trẻ sơ sinh. Nước dừa không thể quyết định được tính chất da, màu da, do đó không thể làm cho làn da của trẻ sơ sinh trắng lên được. Da bé trắng hay đen là do quy định lượng melanin có trong tế bào, được di truyền từ bố mẹ. Do đó, nước dừa không thể có khả năng giúp làn da của trẻ trắng lên như nhiều người suy nghĩ. Theo PGS.TS Dũng cha mẹ không nên tắm nước dừa cho trẻ, bởi cho đến nay công dụng làm trắng da trẻ bằng nước dừa cũng chỉ là kinh nghiệm truyền miệng của các bà mẹ, chưa có cơ sở khoa học chứng minh. Việc tắm nước dừa vừa gây tốn kém rất nhiều về mặt kinh tế vừa có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của trẻ.Tắm nước dừa cho bé như thế nào là đúng cách Nước dừa có nhiều chất protein, chất béo, vì thế có thể dùng để tắm sẽ chỉ giúp chăm sóc da cho bé mà thôi. Nếu muốn tắm nước dừa cho bé thì chỉ nên dừng lại 1 lần/tuần. Đối với một số trường hợp viêm da nhẹ, chàm, hay dị ứng, các bà mẹ có thể cần tư vấn của bác sĩ để sử dụng các loại dung dịch tắm có chứa hoạt chất kháng sinh; Hoặc dùng các loại lá Đông y có chất kháng sinh như trà xanh, mướp đắng, lá hoàng đằng… để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách theo cách dân gian. Tuy nhiên, khi dùng lá tắm cần chú ý rửa thật sạch và đun sôi, rồi gạn lấy phần nước trong pha tắm cho bé. Các bà mẹ cũng không nên lạm dụng việc tắm lá hằng ngày cho trẻ, mà cần phải theo dõi phản ứng của da bé.