1. kinhmat123

    kinhmat123Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    6 Tháng mười hai 2014
    Bài viết:
    1

    Cách nhận biết các loại mắt kính phổ biến

    Thảo luận trong 'Phụ kiện nữ' bắt đầu bởi kinhmat123, 9 Tháng mười hai 2014.

    Giá bán:
    100000
    Giá khuyến mãi:
    500000
    Mắt kính giữ một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, đặc biệt là đối với những người mắc tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị… Với những người này, mắt kiếng là vật bất ly thân. Theo các nhà chuyên môn nhãn khoa, việc sử dụng các loại kiếng điều chỉnh tật khúc xạ, kính mát không đúng tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của mắt, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động, học tập và sinh hoạt của người tiêu dùng, tốn kém chi phí mua kiếng…
    Như vậy đeo kiếng như thế nào cho đúng, còn nếu đeo không đúng sẽ dẫn đến những tác hại gì?

    - Đeo kiếng phải đúng độ của mắt. Đeo kiếng ít hơn độ của mắt sẽ làm cho người bệnh nhìn không rõ, không thoải mái, hoặc có thể gây nhược thị (Nhược thị có nghĩa là dù cho người bệnh sau này được điều chỉnh và đeo kiếng đúng với độ của mắt thì vẫn nhìn không rõ). Đeo kiếng cao hơn độ của mắt (thường gặp trong trường hợp cận thị) có thể gây nhức mỏi mắt hoặc rối loạn điều tiết (nhức đầu, nhức mắt, chóng mặt….

    - Nên chọn gọng kiếng có độ rộng vừa với gương mặt (không quá rộng hoặc quá hẹp). Gọng quá hẹp sẽ ép vào 2 bên thái dương gây cảm giác không thoải mái. Gọng kiếng cần được cân chỉnh đúng, không nghiêng lệch vì sẽ gây khó chịu hoặc nhìn mờ đối với trường hợp độ nặng hoặc loạn thị. Hai càng kiếng nên có độ dài vừa đủ và được chỉnh đúng để khi đeo kiếng không bị trễ ra ngoài làm cho bệnh nhân nhìn không đúng tâm hoặc không nhìn vào kiếng. Nếu càng kiếng quá ngắn sẽ móc vào lỗ tai gây đau và mỏi. Hai bên mũi phải được cân chỉnh đúng nếu không sẽ tạo cảm giác đau và để lại vết ấn lõm gây mất thẩm mỹ.

    - Khi sử dụng kiếng mát, cần mua ở những công ty thiết kế và sản xuất có uy tín và chọn những sản phẩm có khả năng ngăn chặn tia tử ngoại.

    Ngày xưa cái gì cũng đơn giản, mắt kính thì làm bằng kính. Nhưng ngày nay, mắt kính đều làm bằng plastic vì vừa lọc tia cực tím tốt hơn lại không dễ bể. Từ plastic đặc biệt gọi là polycarbonate chịu được va chạm mạnh, nên hay dùng cho những môn thể thao mạnh, và làm kính cho trẻ con. Tuy nhiên, cũng nên biết rằng lấy đá mà đập thì kính cũng bể. Có thứ mắt kính đặc biệt gọi là high index (nói cho rõ là high index of refraction, nghĩa là chỉ số khúc xạ cao), vì chất plastic đặc hơn nên mắt kính mỏng hơn.

    Mắt kính phủ lớp chống chói Anti Reflective (AR) coating: mắt kính thủy tinh được nung ở nhiệt độ cao, khó vỡ và khó trầy nên an toàn cho người đeo. Lớp phủ chống chói AR bao gồm nhiều lớp oxit kim loại được xử lý ở cả hai bề mặt của mắt kính. Lớp phủ này tạo cho mắt kính ánh màu xanh hoặc tím. Mắt kính chống chói có màu đậm dùng cho lái xe ban ngày và màu nhạt hoặc trắng trong dùng cho ban đêm.

    Mắt kính polycarbonat: Loại mắt kính này nhẹ và cứng hơn các loại mắt kính khác nên được dùng cho các loại kính mát bắt ốc, kính thời trang, thể thao mà không cần có khung viền đỡ bao quanh. Mắt kính polycarbonat có xử lý chống tia cực tím là loại kính đang phổ biến nhất hiện nay.

    Mắt kính phim: làm từ nguyên liệu gần giống với phim chụp ảnh, tạo thành loại mắt kính có độ mỏng và cực nhẹ với bề mặt láng bóng, được phủ thêm lớp chống chói và chống tia cực tím. Loại mắt kính này có độ bền và chống trầy cao.

    Mắt kính có lớp tráng thủy: Lớp tráng thủy mirror coating hay còn gọi là flash mirror bảo vệ mắt bằng cách phản xạ ánh sáng và tạo cho mắt kính có màu sắc đặc biệt. Màu sắc tráng thủy được ưa chuộng hiện nay là màu bảy sắc cầu vồng và các màu vàng, xanh, đồng… Người đeo kính nhìn mọi vật rõ và trong; ngược lại người khác thấy kính nổi bật bởi lớp tráng thủy lóng lánh và không thấy được mắt người đeo kính.

    Mắt kính polarise chống chói và lọc ánh sáng: Tính năng lọc ánh sáng này là làm triệt tiêu ánh sáng bị phản xạ, tạo cảm giác dễ chịu trong môi trường ánh sáng bị phản xạ mạnh. Do đó loại mắt kính này thường dùng khi đi biển, đi câu cá, bơi lội, lái xe…hoặc dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng.
    Xem thêm tại kinhmatskymond.vn
     

Chia sẻ trang này