Ngày tết đến rồi các chị em đã học cách làm dưa kiệu cho ngày tết chưa? Thoạt nghe làm dưa kiệu có vẻ đơn giản, nhưng thật sự nó đòi hỏi rất nhiều sự cầu kỳ và khéo léo. Nếu chị em không chú ý rất có thể sẽ bị hỏng mẻ dưa kiệu đang muối. Sau đây là cach lam dua kieu đơn giản để chị em tham khảo. Đảm bảo nếu tuân thủ đủ các bước sau, chị em sẽ thành công trong việc chuẩn bị dưa hành cho ngày lễ Tết.1. Nguyên liệu để làm dưa kiệu - 1 kg củ kiệu (chọn những củ kiệu vừa để làm dưa mau chua, ăn thơm và giòn) - 350 g đường - 1/2 lít dấm - Nguyên liệu khác: 1 bát muối trắng , 1 thìa phèn chua, 1 thìa vôi trắng, 10 quả ớt đỏ tươi, vài tép tỏi tươi.2. Quy trình làm dưa kiệu Bước 1: Sơ chế củ kiệu - Củ kiệu mua về đem cắt bỏ phần rễ và lá. Đem rửa cho sạch đất - Bỏ nửa bát muối vào khoảng nửa thau nước. Ngâm kiệu từ tới đến sáng ( 12 tiếng ) và rửa sạch nhiều lần. - Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm. Ngâm kiệu vào phèn chua và đem kiệu ra phơi nắng (buổi sáng sớm) khoảng 4 tiếng - Cho 1 thìa voi trắng với 1 lít nước để lấy nước voi trong. Sau đó, vớt củ kiệu lên và xả sạch rồi đem ngâm vào nước vôi 2 tiếng nữa. Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt. Nếu như thời tiết lạnh, không có nắng, có thể đem sấy kiệu ở trong tủ sấy ở 100 ̊C trong 30 phút, trong quá trình sấy nên mở nắp lò để hơi nước dễ bốc hơi. Tránh sấy kiệu khô quá, kiệu sẽ dai, mất đi độ giòn.Bước 2: Hoà dung dịch để ngâm kiệu - Đun sôi hỗn hợp giấm + đường + 1/3 muỗng cà phê muối. Khuấy cho tan đường, tắt bếp rôi đem xuống để cho nguội.Bước 3: Cách xếp dưa kiệu vào keo Nên chọn keo bằng thủy tinh hoặc keo bằng nhựa. Vừa đẹp mắt, kiệu vừa ngon lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xếp kiệu vào keo. Xếp xen kẽ ớt (bổ đôi, bỏ hạt, thái lát) và tỏi (bổ đôi) chung với kiệu. Tỏi sẽ ức chế 1 số vi sinh vật làm hư hỏng và tạo mùi thơm cho kiệu. Ớt sẽ làm gia tăng hương vị và màu sắc cho món kiệu. Dùng bao nylon sạch, bỏ vào một chút nước, cột bao lại, bỏ lên trên bề mặt hũ kiệu để tránh trường hợp kiệu bung lên, không ngập trong nước. Tránh hiện tượng kiểu bị nổi lên mặt nước, sẽ bị mốc hoặc không chín, ảnh hưởng đến toàn bộ kiệu trong keo.Bước 4: Cách ngâm dưa kiệu Đem keo để nơi thoáng mát, sạch sẽ. Khoảng 2 tuần sau có thể ăn được. Nếu các bạn muốn hũ dưa kiệu thật đẹp, không bị chua và đóng váng trên bề mặt thì nên thay 2 lần nước kiệu: Lần đầu: Nấu ½ lít dấm + một chén đường đầy +1/4 muỗng cà phê muối nấu tan, để thật nguội, ngâm kiệu khoảng một tuần. Sau đó đổ nước đi và thay thế bằng lần nước thứ 2 (1/2 lít dấm +1 chén đường đầy +1/3 muỗng cà phê muối) rồi ngâm thêm một tuần nữa là có thể dùng được). Cách làm dưa kiệu đúng cách sẽ có màu trắng ngà, giòn, thơm và có vị chua cay mặn ngọtChúc các bạn thành công với cách làm dưa kiệu này nhé! Các bài viết liên quan: - Cách làm mứt dừa đơn giản mà ngon cho dịp Tết - Cách làm mứt hạt sen cho ngày tết